ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 37

- Tâu bệ hạ như bảng nhãn Lê Văn Hưu chuyên nghiền ngẫm kê cứu

về các ngành sử. Lịch sử nước ta Lê bảng nhãn đã lược chép ra được dăm
tập rồi ạ.

Thám hoa lang Đặng Ma La thì thiên về từ, phú. Văn chương của

thám hoa hết đỗi tao nhã, mỗi chữ đều lựa chọn kỹ càng tựa như những viên
ngọc đã được mài chuốt công phu.

Nhà vua tỏ ý hài lòng, ngài đế vào lời tâu của quan Quốc tử giám Tế

tửu:

- Đến bây giờ ta mới được biết Quốc tử giám Tế tửu có thêm biệt tài

bình văn nữa.

Các quan đều cười vui, không khí triều hội với cái tình vua tôi thật là

gần gũi. Đoạn vua Thái tông lại hỏi:

- Thế còn cái cậu bé đệ nhất giáp đệ nhất danh có thiên hướng gì mà

ta không thấy ông nói, hay là cậu ta đã về quê thả diều rồi?

Triều quan lại cười vỡ ra. Quốc tử giám Tế tửu có vẻ lúng túng đưa

tay lên rờ rờ đai mũ, vuốt lại nếp áo chầu và khi các quan đã ngớt tiếng
cười, ông liền vòng tay cung kính:

- Tâu hoàng thượng, trạng nguyên Nguyễn Hiền quả thực là bậc anh

tú vượt hơn hẳn so với các người cùng bảng. Thần đã theo dõi quan trạng
đọc sách. Ông cứ mở từ trang đầu đến trang cuối tựa như người đếm.
Nhưng khi hỏi thì ông thuộc từ đầu đến cuối sách không thiếu một chữ.
Tâu, việc giảng kinh sách của trạng cũng có cái riêng độc đáo mà đám nho
sinh thì thích thú vô cùng. Buổi giảng của trạng là buổi mọi người đều phải
vắt óc ra làm việc chứ không phải chỉ có thầy giảng trò nghe mà chủ yếu là
gợi mở cho các nho sinh phải nói ra các suy nghĩ của mình. Nhiều khi nổ ra
những cuộc tranh biện thật là sôi nổi. Cuối buổi, trạng chốt lại các ý chính
của kinh văn. Tâu, các nho sinh kháo nhau học như thế vừa vui, vừa hiểu
sâu, nhớ lâu nên họ đua nhau đọc nhiều để mở rộng kiến văn mới có thể
kiến giải được các điều thầy hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.