ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 74

- Vâng đúng. Đó là cửa hàng của ông chủ tôi ở phố Cầu Đông.

Chỉ vào nhà vua, ông chủ hàng đồ gốm hỏi:

- Có phải ông là con cụ Quảng Phát?

Vua Thái tông gật đầu.

- Thế thì tôi có quen biết cụ nhà. Nhưng đã lâu tôi không về Thăng

Long, chẳng hay sức khỏe cụ nhà có còn khang kiện? - Thảo nào tôi nom
ông có nét hao hao giống cụ Quảng Phát.

- Đa tạ ông có nhời hỏi thăm, cha tôi đã thất lộc từ hơn chục năm rồi

ạ. Nay anh em tôi nối nghiệp nhưng còn bỡ ngỡ lắm.

- Tiếc quá, cụ đi hơi sớm, bao giờ về Thăng Long tôi sẽ đến viếng cụ.

Nói rồi ông chủ đi vào nhà trong, lúc ra ông đem theo một hộp gỗ nhỏ bằng
vốc tay nâng lên đưa cho nhà vua - Đây là hộp hương vòng làm bằng một
thứ huyền trầm cực quý, tôi gửi ông về thắp hương cụ và khấn giùm tôi vài
lời để cụ phù hộ.

Lâm vào tình thế bất ngờ, vua Thái tông đành nhận và hết lời cảm tạ.

Ông chủ hiệu gốm sứ lại thao thao:

- Về điều ông vừa hỏi các đồ trân quý của nước ta bán buôn thế nào.

Tôi phải nói lai lịch hơi dài. Tức là cách đây hơn trăm năm đều do người
Tàu nắm hết. Họ đến tận cửa rừng, vào từng nhà mua gom. Người mình chỉ
biết nó là hàng quý hiếm và nhà nước có đánh thuế khai thác. Nhưng thuế
cũng vừa phải thôi. Song quả thực dân mình đâu biết nó lại đắt như vàng.
Còn hơn vàng nữa, nếu là bạch trầm hương. Thế là họ mua của dân mình
một, về họ bán lãi gấp trăm, thậm chí gấp cả ngàn lần.

Lý Thái tông đi kinh dinh ra vùng này xét hỏi sự việc. Vua sai đặt

trạm mua các loại sản phẩm quý hiếm cho dân sơn tràng, giá cao gấp mấy
chục lần giá do người Tàu mua. Và cấm hẳn người Tàu thâu gom đưa về
thương cảng này bán thẳng cho khách thương ngoại quốc. Người Tống mất
mối lợi này họ tức lắm, nhưng không chống lại được chính quyền nhà Lý.
Nhưng đến đời Lý Cao tông (1176 - 1210) nhà vua tiêu xài, xây cất hoang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.