DƯỚI TÁN LÁ RỪNG - Trang 58

- Họ có cảm giác thế thôi. Thật ra, khi nhím gặp nguy hiểm, nó lao thẳng
vào kẻ thù, những chiếc lông cứng và sắc trên lưng nó cắm sâu vào da thịt
đối phương và khi nó chạy thì để lại trên da thịt đối thủ những lông nhọn
chứ không phải bắn đâu. Mỗi khi chủ động tấn công, nó sẽ dựng lông lên.
Lông bao giờ cũng xuôi về phía đuôi. Rồi nhím chạy giật lùi, đâm bổ vào
kẻ địch, rồi lại lùi ra xa để lông nhọn cắm vào đối phương. Động tác này,
nhím làm nhanh khiến cho người ta tưởng nó bắn được lông đi. Nguy hiểm
nhất là thợ săn tìm thấy hang nhím, đứng chờ ở cửa hang hoặc ngó nhìn
vào. Nhím cũng thường phản công như vậy khi bị phá hang, cả thân mình
đầy lông nhọn của nó lao ra, vào ngực vào mặt thì nguy đấy.
Anh Thành vừa giải thích cho Hạnh vừa bỏ con nhím vào túi vải bạt, khoác
lên vai. Đếi thuốc là đỏ bập bùng trên môi, anh bỗng reo lên vui vẻ:
- Anh nhớ ra rồi. Sáng mai ta sẽ rẽ xuống cánh đồng nấm. Thịt con nhím
này nấu với món nấm ngon tuyệt.
- Mùa này cũng có nấm hả anh?
Anh Thành không trả lời em.
Anh hít một hơi dài căng lồng ngực:
- Hương nấm đó. Đã vào vùng đất Tây Nguyên rồi. Đường anh em mình
đi được một nửa. Từ cành đồng nấm sang rừng ong, cách nhau nửa ngày
đường thôi. Em học ở trường, khi nghe giảng về cây nấm, có thích không?
Hạnh lắc đầu, cười. Anh Thành lại hỏi:
- Hạnh có biết vì cây nấm đó mà các quốc hội Pháp người ta phải họp
liên miên những phiên đặc biệt và các nhà bác học Pháp phải bỏ hai mươi
năm nghiên cứu không?
Hạnh hoài nghi nhìn ánh lửa đỏ trên điếu thuốc của anh trai cứ lập lòe trong
bóng đêm:
- Ở Pháp, người ta ăn nhiều nấm vậy hở anh?
- Hồi đó là cuối thế kỷ 19. Mỗi năm ở Pháp họ chén sạch hai chục tấn
nấm mà còn thòm thèm, nên phải nhập thêm của I - ta - li- a và Tây Ban
Nha tám chục tấn nữa. Có dạo, khan hiếm đến nỗi chỉ trong triều đình mới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.