DƯỚI TÁN LÁ RỪNG - Trang 68

Hạnh bỗng đứng lại:
- Có làm sao không anh?
Anh Thành quay lại:
- Em sợ à? Rừng ong tự nhiên của Trường Sơn mê lắm… Ong hiền chứ
không đáng sợ đâu! Nếu không trêu chọc nó, thì chẳng bao giờ nó tấn công
ai cả. Chỉ có ngại cái anh ong bắp cày. Đi rừng chẳng may đạp phải tổ nó,
thì coi chừng. Vì ong này làm tổ dưới đất. Tổ bị sụp là cả đoàn xông ra dữ
dội như đoàn quân ra trận. Trước khi vào rừng ong, anh em ta chén đã.
Trưa rồi, chú Vện Ốc cũng đói tóp cả bụng kia kìa.
Hạnh mở ba lô, lấy ra gói thịt khô:
- Anh em mình mấy hôm nay ăn toàn thịt, như người rừng anh ạ!
Anh Thành vặn mình kêu răng rắc cho đỡ mỏi:
- Qua rừng ong, ta sẽ đi kiếm rau tươi ăn cho mát ruột. Này Hạnh, em
thử kể xem biết được mấy loài ong? Không biết nhiều hả? Phải học thêm
thôi. Này nhé: ong mật, ong khoái, ong ruồi, ong vò vẽ, ong bầu, ong đất,
ong vàng, ong nghệ, ong bạc mày, ong mắt muỗi…
Hạnh cười:
- Thế thì em chịu. Ở Hà Nội, nhà bạn em có nuôi đàn ong ở đầu hồi nhà,
mỗi kỳ nó lấy được hàng thùng mật. Ăn ngọt lừ…
- Cậu em tôi chỉ thích chén, có biết đâu nghề nuôi ong là cả một ngành
công nghiệp lý thú và kỳ công. Gần 50 nước trên thế giới hiện nay đã nuôi
hơn 40 triệu đàn ong. Từ ong, lấy mật và sáp. Ong có thể chế ra các sản
phẩm nông nghiệp. Ong thụ phấn cho cấy, cho năng suất hoa quả cao hơn.
Những vườn hoa nặng trái, những cánh đồng hoa ngào ngạt khoe sắc…
Hạnh vừa nhai miếng thịt nai, vừa ngạc nhiên trêu anh:
- Em tưởng anh chỉ chú ý về mặt thuốc chữa bệnh, chớ lại nghiên cứu cả
các mặt thơ mộng như vậy sao?
- Dĩ nhiên anh thì chỉ đi sâu vào các thứ thuốc về ong thôi. Chao ôi, em
có biết đâu, cái chất mật ngọt ngào đó chứa tới hơn bảy chục chất khác
nhau và đều là những chất quý đấy: nó là thuốc “thần” để chữa các vết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.