- Lặng yên. Giàng ơi, nó về đó...
Anh Thành và Hạnh ngây người, ngạc nhiên nhìn dáng điệu của bác
Pơ Rum. Bác nghiêng đầu, lắng nghe. Có tiếng rống trần trầm ngoài sân
vọng vào. Bác Pơ Rum bật nhổm dậy, ra cửa nhìn vào trong màn đêm đã
phủ dày đặc. Đoạn, bác quay lại, vẫy tay:
- Ra đây. Ra đây! Người bạn cũ của tôi về thăm nhà...
Hạnh líu ríu theo sau anh Thành. Cả hai bước vội ra sân. Tối quá,
chẳng còn nhìn thấy gì ngoài một con vật to lù lù, trắng nhờ và bóng bác Pơ
Rum đang đi vào trong rảo bước về phía nó, Bác Pơ Rum kêu lên:
- Đừng sợ! Con voi già của tôi đó. Nó từ rừng về với tôi.
Con voi to kềnh, cái vòi uốn lên uốn xuống, nhẹ nhàng kề sát vào vai
bác Pơ Rum. Bác bỗng khóc nức lên một hồi. Bác nói những câu nhỏ nhẹ,
vội vã với con vật hiền lành đang đứng bên bác. Nghe tiếng bác Pơ Rum,
voi quỳ phục bốn chân xuống, cái tai vẫy nhè nhẹ. Hạnh lạ lùng nhìn cái
cảnh bác thợ săn và coi voi lạ cứ quấn quýt bên nhau và khóc nức trong
đêm. Một hồi lâu lắm, bác Pơ Rum mới quay lại:
- Đây là con voi già của tôi, tôi thả về rừng đã hơn một mùa rẫy. Nó
yếu lắm rồi. Nó ở với tôi gần một chục mùa rẫy, nên tôi cho nó về rừng để
nghỉ ngơi. Nó nhớ đến nhà cũ, nó về thăm tôi mà.
Bạc Pơ Rum gạt nước mắt, nhanh nhẹn hẳn lên:
- Mải vui vì nó, tôi quên mất.
Bác ra góc sân, ôm một bó mía còn lại lúc chiều, thả xuống trước con
voi già thân thiết. Con voi từ từ quơ lấy một thân cây mía, nhai sột soạt.
Anh Thành đến bên con voi lạ:
- Bác Pơ Rum này, da voi làm thuốc chữa vết loét lâu ngày không
lành tốt lắm đó. Ngà voi cũng dùng làm thuốc tiêu độc. Nhưng tôi nghe nói
voi rừng trước khi thấy không sống nổi, chúng thường tìm về nơi đã ra đi,
về với đàn để chết, có phải không?
- Đúng đấy. Ngay voi nhà cũng vậy. Nó ở với mình, đi lấy gỗ, sống
cả đời nên khi già yếu, dân làng không giết thịt đâu, mà thả về rừng. Nó cố