Đối với người khỏe mạnh thì việc đi bộ rảo bước và tắm nước lạnh
cũng là vị thuốc gây hưng phấn mà không bị phản ứng phụ.
Sự tiêu thụ cafe, cũng như việc sử dụng các món hàng những tiện
ích khác mặc nhiên can hệ ngầm đến kinh tế và sự phân phối hàng hóa.
Nếu tôi mua một món hàng nào đó, thì điều ấy có nghĩa là tôi ngầm
công nhận và ủng hộ tổ chức sản xuất đã cung ứng cho tôi.
Nhiều vùng đất ngút ngàn ở miền nhiệt đới đang sản xuất lương
thực phải chuyển qua trồng cafe xuất khẩu. Điều này khiến cho nông
dân hoàn toàn bị lệ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường quốc tế xa xôi
thờ ơ với họ. Ở Brazil và nhiều nơi khác các cánh rừng mênh mông bị
triệt hạ để trồng cafe.
Quả thật cafe có vị và mùi thơm ngon: nó giúp ta hoàn tất công
việc nhà rắc rối, giúp ta vui hưởng cuộc bàn luận siêu mãi đến khuya
với các bạn hữu, nó cho ta một cảm thọ sống động dù ngắn ngủi về sự
minh mẫn của tâm trí và sự an lạc… Rõ ràng nó không phải là món
hàng vô dụng, mà không phải tuyệt đối là một món tệ hại. Giá trị của
nó tùy thuộc vào nhiều biến số: loại cafe, cách chế biến, số lượng đã
dùng và điều kiện sức khỏe của người uống. Dựa vào nhận định này ta
có thể tự xếp cho ta vào một trong ba hạng người: hạng kiêng khem,
hạng hưởng lạc… và hạng ghiền.
Kẻ kiêng khem dứt khoát không uống cafe. Hoặc chưa từng uống,
hoặc đã từ bỏ. Người nghiện cafe là kẻ bị nó tước đoạt tự do. Thiếu
vắng 8 cốc cafe mỗi ngày, người này trở nên nhút nhát, dễ nổi giận và
không làm được việc gì cho ra hồn, uống đủ 8 cốc họ cũng nhút nhát,
dễ nổi giận và làm lụng chả ra gì. Họ chỉ còn sống buông xuôi hay hành
động theo hứng – người hưởng lạc thú cuộc đời thỉnh thoảng uống cafe
một cốc rồi thôi không uống nữa trong nhiều ngày hay nhiều tuần.
Người sành ăn uống nên cố giữ tự do này một cách thận trọng.
Có nhiều phương cách hữu ích giúp cho ba hạng người trên giảm
hay loại hẳn nhu cầu uống cafe.