ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 184

"Khi nếp sống xã hội đã lầm lạc, thiên hạ hay đàm luận về giới luật

đạo đức, tính liêm khiết" (Lão Tử)

Không có chính thể nào không lo cho sức khỏe và hạnh phúc của

toàn dân. Khi sức khỏe quần chúng bị suy thoái, thì một số luật cần
thông qua để ngăn chận gian thương làm giàu bất chính, đem chất độc
vào món ăn thức uống.

Qua nhiều thế kỷ, dân xứ Anh bàn cãi sôi nổi về vụ cấm dùng

đường để làm bia. Đến 1861, quốc hội mới thông qua luật cấm người
làm bia tồn trữ đường. Nếu bị bắt gặp có tàn trữ đường thì bị xem như
phạm tội pha loãng phẩm chất bia. Xưa kia bia là món bổ dưỡng dành
cho phụ nữ dùng trong bữa điểm tâm khi mang thai, hay trong thời kỳ
cho con bú: lúc ấy bia còn được gọi là bánh mì lỏng (liquid bread). Vì
thế nếu kẻ nào làm bia có pha đường thì bị xem như là tên mưu toan
diệt chủng.

Các tay làm bia gian xảo bị bắt đứng trên xe bò với mấy dụng cụ

làm bia và mấy thùng bia của ông ta chế tạo diễu hành trên các khu
phố.

Về sau quốc hội chỉ chấp nhận cho phạt vạ và cảnh cáo. Thời buổi

văn minh các tay gian thương chỉ bị đưa ra tòa và có luật sư lo liệu cho
họ. Họ hay lảng vảng trước cửa quốc hội suốt 20 năm trời để chờ phép
chế tạo sirô làm bằng đường cho riêng họ dùng thôi, để mẫu bia thêm
đậm đà. Cuộc sống tiến bộ đến thế đấy!!

Một cuốn sách nặc danh làm náo loạn dư luận Anh Quốc năm

1830. Sách trình bày cho quần chúng thấy sự nguy hại của thức ăn giả
mạo, có chất độc và có tử thần nấp trong hộp và trong lọ. Sách cũng cho
biết xảo thuật pha chế các thứ rượu vang, rượu mạnh, bia, bánh mì, bột
mì, trà, đường, gia vị, phó mát, các loại bánh kẹo, thuốc men… Làm cho
máu nhiễm độc và gây tử vong.

Năm 1850 một y sĩ người Anh có ý kiến ngộ nghỉnh: dùng kính

hiển vi để quan sát các thực phẩm bị nghi ngờ. Khi ông đọc được tường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.