đã từng nếm miếng đường trong đời, họ sẽ có thể từ bỏ nếp sống hồn
nhiên để sa vào nếp sống nô dịch (trong phút chốc) như đám nghiện
ma túy ở miền quê vậy.
Trong khi rất nhiều khoa học gia chịu hầu hạ kỹ nghệ đường, thì
có ba khoa học gia ở Anh xem toàn thể địa cầu này là phòng thí nghiệm
vĩ đại, giống như quan niệm của bác sĩ Price trong thập niên 1930 vậy.
Câu “Mặt trời không bao giờ lặn trên bảng hiệu Coca Cola” nhắc nhở
ba vị lương y này hãy hoàn tất nghĩa vụ được giao phó. Sách của họ
viết được phổ biến đến các dãi đất xưa kia là thuộc địa của Đế Quốc
Anh, và nhiều nơi khác nữa. Họ xem con người là thành phần của một
vùng đất có liên hệ đến lịch sử (đúng như nhận thức của nhà thực vật
học Rauwolf, năm 1500) chớ con người không phải là những dấu hiệu
trên tấm biểu đồ hay những sự kiện do máy vi tính cấp cho tác phẩm
của họ, dựa trên học thuyết Darwin, và gợi cho ta ý niệm về sự tổng
hợp kinh nghiệm Đông phương với kiến thức Tây phương. Nhận xét
của họ tăng thêm giá trị cho những lời cảnh giác của các bạn hữu Đông
phương từng nhắn gửi chúng ta. Họ tìm thấy sự tương phản giữa các
bộ tộc và những đô thị lân cận với Zulu (Đông Nam Phi Châu), giữa
các người da đen Hoa Kỳ với dân Phi Châu; dân thiểu số Cherokee
(Tây Nam Hoa Kỳ) và thổ dân Đông Pakistan; dân Eskimo so với dân
Iceland; dân Yemen ở tại quê hương với dân Yemen lập nghiệp tại Do
Thái. Thể chất con người bị suy thoái là tại lạm dụng đường. Toàn nhân
loại đang say mê đường!!
Nội dung sách đả phá thói xấu của loài người và ẩn tàng những
điều tiên tri cho nhân thế. Những tác giả là : Đại tá BS Hải Quân Hoàng
gia (đã về hưu), T. L Cleave, BS G. D Cambell thuộc khoa tiểu đường
của bệnh viện King Edward VIII ở tỉnh Durban của Nam Phi Châu và
Giáo sư N. S Painter thuộc đại học y khoa Hoàng Gia ở Luân Đôn.
Quyển sách thứ hai về tiểu đường, nghẽn mạch tim và các bệnh vì
saccharine do nhà xuất bản J. Wright and Sons phát hạnh tại Anh quốc
năm 1969 có nhận định như sau : “Tại sao nhiều triệu chứng riêng biệt như