Dân Natal ở Nam Phi Châu tiêu thụ gấp 9 lần lượng đường tiêu
thụ ở Ấn Độ nên họ bị tiểu đường nhiều nhất thế giới.
Các cơ quan y tế thay vì chú tâm tìm các bệnh do đường thì nên
tìm phương pháp ăn uống để trị và phòng bệnh; chính yếu là thay thế
carbohydrates tinh chế bằng carbohydrates thiên nhiên, và nên tạm thời
ngăn chặn việc sử dụng các chất ngọt nhân tạo (artificial sweeteners);
Việc sử dụng này sai làm ngay trên lý thuyết mà quý vị lương y tác giả
quyển “Bệnh tiểu đường, bệnh nghẽn mạch tim, và bệnh do
Saccharine” có so sánh với việc sử dụng thuốc ngừa thai là bất hảo mà
khó tránh.
Lúc đầu, Heroin được giới thiệu là vô hại, không gây nghiện ngập,
có thể dùng thay bạch phiến. Gần đây, Methadone được công bố là
thay thế được Heroin vì nó vô hại, không gây nghiện ngập. Rồi thình
lình hai món nhân tạo này bị khám phá ra là nguy hiểm như các chất
ma túy trước kia.
Cũng vậy, người ta khoe khoác các chất ngọt nhân tạo là tốt lành,
thay cho đường được. Y Khoa luôn biện hộ cho Sacchirine và
Cyciamate, bảo rằng chúng ít hại hơn. Nhiều khoa học gia (không cùng
phe) đang phấn khởi với một chất ngọt nhân tạo nữa, thì lại có mấy ông
khoa học gia của các hãng đường bèn ra sức chứng minh là nó quá ư
độc hại.
Đường hóa học, ngoài sự nguy hại cho cơ thể, còn làm cho ta
không còn cảm thọ vị ngon ngọt của các món thiên nhiên nữa. Nếu
dùng thường xuyên đường thiên nhiên hay nhân tạo thì vị giác bị giảm
hiệu năng, hoặc bị tê liệt.
BS A. Kawahata chuyên về khoa dinh dưỡng ở Đại học Kyoto có
trích lời Phật dạy vào thời chánh pháp, để khuyên ta đừng hoài công
tìm hưởng ngọt ngào trong ngũ dục :
Nếu con mải mê tìm dịu ngọt