ĂN ĐƯỜNG NGUY HẠI NHƯ THẾ NÀO?
Luận án tiến sĩ Y Khoa của Bác sĩ Nguyễn Văn Thuỵ
1. Tại sao không nên ăn đường?
Khi chúng ta ăn đường, đường (Âm) sẽ kích thích những dây thần
kinh trực giao cảm (Âm) chạy qua những tế bào bổ trợ cho thần kinh
(Dương). Do đó chúng ta trở nên phấn khích. Đồng thời, việc tăng đường
huyết (Âm) kích thích vỏ thượng thận tiết insuline (Dương). Insuline biến
đổi glucose (Âm) thành glycegene (Dương) được trữ lại ở gan. Bởi vì
đường đi từ miệng đến ruột non vào máu rất nhanh, vì thế insuline sẽ
được tiết ra rất nhanh và hậu quả là có nhiều glucose biến thành
glycegene. Như vậy khi ăn đường thì lượng đường trong máu giảm
xuống (đường huyết giảm là Dương). Như vậy Âm sinh Dương.
Nhưng khi ăn ngũ cốc, chúng ta phải nhai thật kỹ và cần một thời
gian thật dài để tiêu hóa chúng. Kết quả là glucose đi vào máu từ từ. Do
đó ăn cốc loại không kích thích mạnh mẽ việc phân tiết insuline và không
gây nên các triệu chứng giảm đường huyết.
Khi lượng đường huyết giảm xuống khoảng 50-60mg (Dương), vỏ
thượng thận sẽ không tiết insuline nữa, như thế sẽ làm tăng lượng đường
huyết trở lại.
Ăn đường (hoặc ăn cơm gạo trắng nhai dối, ngũ cốc tinh chế, hoa
quả, đường sữa, bánh kẹo...) sẽ làm cho lượng đường huyết lên xuống bất
thường. Lượng đường huyết giảm thì người ta cảm thấy uể oải, buồn bã.
Lượng đường huyết lên xuống gây nên sự xáo trộn cảm xúc.
Cảm giác an tâm đạt được do ăn ngũ cốc (lứt, nhai kỹ) là do lượng
đường huyết không thay đổi. Nếu ăn nhiều thịt và đường... sẽ dẫn đến
chứng cuồng thần kinh - chứng hoang tưởng (paranoia), dễ tức giận, mất
tự chủ... không kiểm soát nổi hành vi của mình. Nếu ăn rất ít trái cây, thịt
và đường, biến dưỡng của chúng ta sẽ cân bằng lại.