ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 62

CHƯƠNG V

Đổ Tội Cho Loài Ong

Blame it on the bees

hoảng năm 1662, số lượng đường tiêu thụ đường ở

Anh quốc nhảy vọt từ 0 đến 16 triệu cân Anh hằng
năm. Trong vòng hai thế kỷ. Thế rồi năm 1665, một tai
ách giáng xuống Luân Đôn, trong tháng chín năm ấy

30 ngàn người chết. Chỉ một bệnh viện dành chứa các nạn nhân dịch
hạch cho cả thành phố, nên nhiều bệnh nhân phải bị nhốt tại nhà
mình, có canh gác cẩn thận, cửa sơn chữ thập đỏ to tướng. Ai không
bệnh thì chạy ra ngoài thành phố, trong khi rất nhiều lang băm xảo
quyệt gạ bán các thuốc gì đó, thì các y sĩ có học thức dùng dao và
chất có hà tính (caustic) nóng bỏng để mổ các u dưới nách, dưới
háng. Khi mổ xẻ tỏ ra không có kết quả và các y sĩ nhập cuộc lại bị
nhiễm bệnh, họ ngưng các lối trị liệu ấy. Bệnh hoành hành suốt một
năm.

Dân quê hầu như không dùng đường, được thoát nạn. Nếu ai

dám gọi đó là tai ương của thành phố hảo ngọt (city sugar plague)
thì có lẽ bị lên án là đe dọa ngành thương mại và Hoàng Cung, rồi bị
treo cổ.

Sau đó ít lâu, Thomas Willis (nhà giải phẫu, y sĩ, hội viên đầu

tiên của Hội Hoàng Tộc, và hội viên danh dự của Đại học Y khoa
Hoàng Gia) bắt đầu thực nghiệm các kiến thức y khoa, khiến cho
ông trở nên một y sĩ đáng kính thời ấy. Tài liệu phân giải cơ thể đầu
tiên (1664) diễn ra là một phần bộ não gọi là võng não Willis, bằng từ
ngữ Latin trong sáng, đạo mạo. Ngày nay người ta vẫn dùng từ ngữ
ấy. Ông cũng viết bằng Anh ngữ: một phương pháp đơn giản nhằm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.