thiên hạ đặt tên là bệnh Minamata (tên làng chứ không phải thủy
ngân)
Willis trực giác được tương quan giữa đường và chứng Scurvy
(cơ thể thiếu máu, suy nhược, nướu răng và niêm mạc rỉ máu do
thiếu Vitamin C) hàng thế kỷ trước khi người ta khám phá ra
vitamin C. Khi đường bị tinh lọc thì tất cả vitamin kể cả vitamin C bị
mất đi. Đường thiên nhiên trong rau trái tươi cung cấp vitamin C
cho cơ thể. Trong những thế kỷ 17-18 các món tráng miệng bằng trái
cây tươi bị thay thế bằng các món tẩm đường nên số bệnh nhân
Scurvy tăng nhiều.
Người ta hay đổ lỗi cho vi khuẩn gây ra bệnh lao, nhưng cứu
xét mối tương quan giữa bệnh này với đường thì nhiều bằng chứng
cho thấy bữa ăn dùng nhiều đường có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn nẩy nở. Ba trăm năm trước đây, số tử vong vì bệnh lao
nhất là ở Anh tăng kinh khủng. theo nhận xét của Naburo
Muramoto thì công nhân lò đường mắc bệnh lao nhiều nhất.
Năm 1910 khi Nhật Bản tiếp nhận nguồn cung cấp đường vừa
nhiều vừa rẻ của Đài Loan thì số người bị bệnh lao cũng tăng vọt.
Bác sĩ James Hurt năm 1633 có viết trong quyển "Klinike or the Diet
of Disease" (bệnh viện hay ăn uống sinh bệnh), quyển sách chỉ nam
cho sức khỏe gia đình, hoặc vài nguyên tắc đơn sơ dễ áp dụng, nếu
được thực nghiệm và tuân hành đứng đắn sẽ giúp cho gia đình khỏi
bệnh mà lại được trường thọ. Bác sĩ Hurt không phải là thành viên
trong hội Y học Hoàng tộc: Ông là nhà y học thiên nhiên nên ông tin
rằng bác sĩ phải là giáo viên chỉ dạy cách ăn uống và cách bảo toàn
sức khỏe, thay vì lo cho tên mình gắn liền vào một bệnh chứng mới
lạ. Cảm nghĩ của ông về đường ở thế kỷ 17 hiện nay đã quá lỗi thời
"Đường rất độc hại cho cơ45 thể; sử dụng thái quá làm cho máu
nóng, gây sự bế nghẽn ở nội tạng. Bệnh lao phổi, thúi răng, làm