ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 65

cho răng đen và hơi thở hôi hám. Do đó hãy nhắc nhở thanh niên
đừng lạm dụng đường".

Ngày nay theo nhận xét của Tự Điển y khoa thì chứng Cachexia

(suy nhược toàn diện vì kém dinh dưỡng), có thể xảy đến với các
bệnh mãn tính như lao phổi và các chứng ác tính ở thời kỳ cuối. Y
khoa phải ngụp lặn mất ba trăm năm mới thấy được một điều hiển
nhiên, và mạnh dạn công bố bao nhiêu triệu chứng của hằng bao
bệnh tật mang những tên gồm những từ ngữ đa vận, đều do đường
gây ra.

Hiện nay chỉ những người có tâm thần lững lờ (brain boggling)

mới đọc hết lịch sử y khoa mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân
gây ra bệnh tiểu đường (một bệnh mãn tính và bất trị) và vẫn chưa
thấy rằng tiểu đường sinh ra do lá lách không tiết ra đủ lượng
Insulin. Thế là họ dùng tiếng Hy Lạp để khỏa lấp. Ngôn ngữ và lịch
sử thường bị hiểu lệch lạc, giải thích theo chủ quan. Vì thế ta có thể
đoán biết là tiểu đường đã xuất hiện hàng ngàn năm nay.

Khi tài liệu y khoa thời cổ (Ebess Papyrus), rất là quý giá, được

tìm thấy vào 1872 tại Luxor ở Ai Cập, thì có những toa thuốc trị "quá
nhiều nước tiểu". Dù đây là một triệu chứng của tiểu đường thôi,
nhưng các sử gia y khoa vẫn vội vã kết luận rằng tiểu đường đã xuất
hiện trên 2000 năm. Điều ấy hình như rất thuận lợi cho sự phủ nhận
đường tinh chế hiện nay là tác nhân gây tiểu đường.

Dân Ai Cập thuở ấy đâu có đường tinh chế. Họ dùng mật ong

và đường thiên nhiên trong cây chà là (đường thốt lốt) kẹo thì làm
bằng bột nhồi (dough) hòa với mật ong và trái chà là, chất hỗn hợp
này được cắt thành hình tam giác. Đường thốt lốt và mật ong là thực
phẩm trọn vẹn ăn bao nhiêu tùy thích mà không sợ bị bệnh. Qua
hằng chục thế kỷ, không có ai ngoài vùng nhiệt đới ăn được đường
thốt lốt cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.