ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 67

tranh cãi giữa ông Oskar Minkowski (Nga sô) và cộng sự viên là ông
J. Von Mering vào năm 1889. Sau rốt họ đồng ý cắt lá lách của một
con chó để xem nó sống được không: chó chết, mấy con sau cũng
chết. trước khi chết chúng tiểu ra rất nhiều và nước tiểu chứa 5 đến
10% đường, rõ ràng là tại lá lách.

Năm 1923, một y sĩ Canada lãnh giải Nobel nhờ biết cách lấy ra

một nội tiết tố Insulin (mà một lá lách bình thường tiết ra một số
lượng cần thiết cho nhu cầu cơ thể) và chứng tỏ được rằng nó có thể
hóa giải lượng đường dư thừa trong máu. Chính lượng đường dư
thừa này giết từ từ bệnh nhân tiểu đường.

Từ thập niên 1880 trở đi bệnh nhân tiểu đường phải cam chịu

khổ đau. Có khi phải nhịn đói, có khi ăn thật béo, khi thì bị tiêm
muối diêm (baking soda), khi thì phải kiêng cốc loại vì các dược sĩ
(hiểu sai) xem cốc loại là đường carbohydrate. Nên ngón chân, tứ
chi, đều bị cắt cưa. Nhưng rồi đáng buồn thay, bệnh nhân vẫn cứ
chết!!

Năm 1911. Từ điển bách khoa Britannica giải nghĩa tiểu đường

như sau: tiểu đường là chứng bệnh do chức năng trao đổi chất bị
biến tính, thường xảy ra ở các đô thị, nhất là các đô thị tân tiến, và
người Do Thái dễ bị chứng này. Việc lạm dụng đường được xem
như là nguyên do, chứng béo phì cơ thể giúp cho bệnh nhân này
khai triển và chính đường cũng làm cho béo phệ. Không lứa tuổi nào
thoát khỏi bệnh này, thường thì các người khoảng 50 tuổi dễ vướng
bệnh. Số đàn ông gấp đôi số bệnh nhân phụ nữ, giống dân da sậm
màu ít bị. Rất hiếm khi bệnh nhân47 được chữa lành, nên phải chết.
Có hai cách trị liệu khác nhau: - một là thức ăn uống, - hai là thuốc
men. Đáng chú ý là thực phẩm vì có vài loại làm bệnh nặng thêm,
đặc biệt hơn hết là các loại có pha đường Saccharin hay chất bột
(Starchy)… Có vài cách trị nhằm loại trừ càng nghiêm nhặt càng hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.