ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 66

Bác sĩ G. D. Campell chuyên trị tiểu đường ở Nam Phi Châu có

nói: thật khó giải thích tại sao Hyppocrate không bao giờ nói đến
một ca bệnh tiểu đường. Một lương y tận tụy như ông làm sao
không nhận ra bao nhiêu sắc thái của chứng này, hoặc đơn lẽ hay
hỗn tạp. Có lẽ đây là tình trạng mất quân bình bất thường của cơ thể
hay một chứng đặc phát (sporadicity) chỉ xảy ra thời nay nơi vài
cộng đồng người miền quê. Lịch sử y khoa cận đại phải dựa vào từ
ngữ Hy Lạp để củng cố thành kiến của họ.

Sự kiện y học nói rằng số bệnh nhân tiểu đường dường như gia

tăng hơn xưa. Bệnh này hồi xưa đâu có, tương quan giữa lượng
đường tiêu thụ ở Châu Mỹ thời nay và số tử vong vì tiểu đường
chưa được kê khai46 bằng con số. Ở Đan Mạch chính quyền có cho
làm bản thống kê. Còn lịch sử y khoa Hoa Kỳ thì ít để ý đến sự việc
này. Năm 1880, mỗi một người Đan Mạch dùng trên 29 cân Anh
đường hằng năm, và từ suất ghi nhận là 1,8 trên 100. 000 người.
Năm 1911 lượng đường tiêu thụ hơn gấp đôi (82 cân/người) số tử
vong lên đến 8 trên 100.000 người. Năm 1934, lượng đường tinh chế
cho mỗi đầu người là 113 cân Anh, thì từ suất là 18, 9 trên 100. 000
người.

Trước thế chiến II. Đan Mạch tiêu dùng đường nhiều nhất ở Âu

Châu. Từ ngữ Danish (dân Đan Mạch) cũng có nghĩa là bánh ngọt
hình quả bom (a pastry sugar bomb), vì thế cứ năm người thì có một
người bị ung thư. Ở Thụy Điển mỗi người dùng 12 cân vào năm
1880, lên đến 120 cân Anh năm 1929, cứ 6 người thì có 1 bị ung thư.
Các xứ Bắc Âu lập thống kê lúc lượng đường tiêu thụ còn thấp. Hoa
Kỳ và nhiều xứ khác thì chậm trễ hơn. Một điểm cần ghi nhận: khi
lượng đường tiêu thụ gia tăng thì các bệnh chết người cũng leo
thang ác liệt.

Trong trận chiến chống bệnh do đường, các phát minh có vẻ rời

rạc, hiếm hoi. Không có chi đáng ghi nhận cho đến khi xảy ra cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.