Số tử vong vì tiểu đường, trước khi có Insulin:
110/1 triệu ngườinăm 1920
119/1 triệu ngườinăm 1922
112/1 triệu ngườinăm 1925
Sau khi có insulin, tỷ số người chết vì tiểu đường:
115/1 triệu ngườinăm 1926
131/1 triệu ngườinăm 1928
142/1 triệu ngườinăm 1929
145/1 triệu ngườinăm 1931
Vào thập niên 1930, các khoa học gia Hoa Kỳ nhận xét rằng dân
Trung Quốc và Nhật Bản nhờ dùng cơm gạo như món ăn chính nên
ít bị tiểu đường, dân Do Thái và Ý bị tiểu đường nhiều hơn.
Họ kết luận là dân Do Thái dùng nhiều mỡ động vật, dân Ý ăn
nhiều dầu ô liu, và lượng chất béo làm họ bị tiểu đường. Nhưng họ
quên hẳn sự kiện Đông và Tây dùng lượng đường tinh chế khác
nhau. Số bệnh nhân tiểu đường hạ thấp rõ rệt trong kỳ đệ nhất thế
chiến (khi ấy đường được phân phối hạn chế) và số lính trẻ bị tiểu
đường cứ gia tăng từ thế chiến thứ I đến thế chiến thứ II (lính được
cung cấp đường còn dân thì không).
Herbert Spencer bảo: Kiến thức không chín chắn chỉ làm tâm
hồn rối loạn. Y học Tây phương đáp ứng bệnh vì đường không ổn
thỏa. Nhiều phái đoàn truyền giáo đem đường tinh chế nhân tạo vào
Nhật Bản, sau trận nội chiến ở Hoa Kỳ. Trước hết dân Nhật dùng
sucrose như thuốc trị bệnh, giống như dân Á Rập và Ba Tư hằng thế
kỷ trước. Đường phải chịu thuế rất nặng như thuốc men nhập cảng