Sau khi bình phục, ông nhờ một y sĩ chẩn đoán bệnh đúng mà
cho thuốc sai, bệnh ông mang nhãn hiệu "Low blood sugar" thiếu
đường trong máu nên phải ăn nhiều thỏi kẹo để tăng đường lên. Ôi!
Chỉ thêm dầu vào lửa, bệnh trạng thêm tồi tệ.
Nếu bạn đã từng kinh nghiệm cái viễn vong ấy của y học như
tôi và hàng triệu người khác, thì chúng ta không còn lưu luyến làm
gì, dù lòng có xót xa cho thế sự, nhưng cũng cùng có cảm nghĩ rằng
chúng mình còn có nghĩa vụ thiêng liêng. Bác sĩ Gyland từng chịu
đắng cay, có gửi bức tâm thư cho tạp chí của Hội Đoàn Y tế Hoa Kỳ
(số 152 phát hành53 ngày 18 tháng 7 năm 1953) khiển trách những
đồng nghiệp đã quên lãng công trình tiền phong của bác sĩ Seale
Harris. Ông mong rằng bài học khổ đau của ông sẽ giúp ích cho việc
chẩn trị hằng bao nhiêu nạn nhân mang khổ ách của đường, kể cả
người bị tuyên truyền (như ông) rằng đường tinh chế là thuốc trị
lành nỗi khổ đau của họ, trong khi chính đường là thủ phạm.
Gyland tiếp tục chứng minh điều ấy bằng cách cho người đã
lành bệnh rỉ tai cho người khác hiểu. Hơn 600 người được ông chữa
lành chứng bệnh mà ông đã chứng nghiệm trên xác thân của ông.
Ông làm bản nghiên cứu tường tận các nạn nhân, với chi tiết nói rõ
cách chẩn đoán các triệu chứng xuất hiện, và kết quả của phép trị
liệu mà tiên khởi là phải dứt hẳn thói quen dùng carbohydrate tinh
chế đứng đầu là đường và thứ hai là bột mì trắng toát vì mất vỏ lứt.
Ông là kẻ quấy rầy Hội Đoàn y tế Hoa Kỳ (AMA), nhưng sau rốt ông
được phép đọc bản nghiên cứu trước một trong các cơ quan y tế.
Ông nóng lòng chờ đợi bản ấy được phổ biến trên mấy tờ báo của
AMA, nhưng chả thấy đâu cả! Rõ ràng AMA có bối rối khi báo động
cho hội viên nên áp dụng GTT (Glucose Test Tolerance) ngay (thử
khả năng dung nạp đường của cơ thể) trong sự chẩn bệnh thông
thường (ba cuộc thử nghiệm như thế với thời lượng khác nhau được
áp dụng). Bản nghiên cứu của Gyland sau rốt được đăng trên tờ báo
y khoa của Brazil bằng tiếng Bồ Đào Nha.