Để có protein thảo mộc rẻ tiền, năm 1920 đậu nành lan tràn ở
Hoa Kỳ vì dùng để nuôi gia súc, rồi thịt gia súc lại trở thành thực
phẩm. Bí ngô, đậu huyết, gạo lứt và nhiều sản phẩm làm từ đậu
nành như tương misô, đậu hũ, nước tương thiên nhiên nguyên chất
chưa được quần chúng chú ý. Sakurazawa tiên tri rằng thái độ ấy sẽ
biến cải. Quả thật, khi cuộc khủng hoảng năng lượng và thực phẩm
xảy ra vào thập niên 1970, thì xu hướng biến cải ấy hiển lộ.
Dĩ nhiên tập đoàn Tây y tố cáo Sakurazawa là thầy ngải, lang
băm. Cách trị liệu lạ lùng như châm cứu mà không có bằng cấp do
Đại học Harward chứng nhận, nhất là thời Hoa Kỳ chưa bang giao
với Trung Hoa cũng làm cho ông bị xua đuổi ở vài nơi. Phương
pháp trị liệu bằng ẩm thực của ông gồm nhiều cốc loại lứt mà Tây y
hiểu lầm và cho là điên rồ vì dùng quá nhiều carbohydrate
(carbohydrate đơn có khuynh hướng biến thành đường đơn chất
trên tiến trình tiêu hóa cho nên mới tăng lượng Glucose trong máu
và gây nguy cơ tiểu đường).
Sakurazawa là mối đe dọa việc kinh doanh đường và kỹ nghệ
Insulin. Trong thập niên 1960 Tiên sinh có viết: "Không một bác sĩ
Tây y nào có thể chữa lành bệnh tiểu đường. Dù insulin đã ra đời
30 năm nay rồi. Họ vẫn cho dùng insulin, nên bệnh nhân phải
"chống nạn insulin" để khấp khểnh bước đi cho đến chết”. Thế mà
sinh nhật thứ 25 của insulin, dược chất này vẫn được công nhận.
Trong thời gian đó, những bệnh nhân tiểu đường phải trả hàng triệu
đô la cho các thứ thuốc không mấy giá trị này, chẳng những ở Hoa
Kỳ mà cả trên thế giới nữa. Số bệnh nhân cứ tăng mãi làm đầy túi
tiền của bác sĩ và giúp các công ty dược phẩm phát đạt.
Sakurazawa khẳng định rằng bất cứ lối dinh dưỡng nào dành
cho bệnh nhân tiểu đường mà loại trừ carbohydrate (bị Tây y gọi
lầm) đều52 nguy hiểm. Ông kêu gọi các nhà dinh dưỡng học Tây
phương hãy nhận xét thấu đáo phẩm chất của thực phẩm mà họ dán