nhờ sự tương tác giữa Insulin (Dương), hormone nang thượng thận
và ACTH (Âm).
Nơi cơ thể suy nhược, mức Glucose biến đổi bất thường. Nếu
Insulin do lá lách tiết ra quá lố thì quá nhiều Glucose biến glycogen,
thế thì mức Glucose trong máu lại hạ thấp nhanh chóng. Đây là
chứng dư insulin (Hyperinsulinism) hay chứng thiếu Glucose trong
máu (hypoglycemia) và là giai đoạn đầu của chứng Sugar Blues (khổ
ách vì đường). Lá lách bị kích động quá độ vì dùng quá nhiều
đường đơn chất, như đường sucrose tinh chế, mật ong, trái cây và
gián tiếp do thuốc men (kể cả Cần sa, Marijuana).
Nếu thiếu Insulin, gan không thể đổi lượng Glucose thừa ra
glycogen. Thì ta bị tiểu đường, lá lách mệt mỏi không tiết ra đủ
insulin để trung hòa các món ăn Âm như là đường đơn chất, mật
ong, trái cây hay thuốc men. Sau rốt là quá gắng gượng, lá lách phải
suy bại, lượng đường tích tụ mỗi lúc một nhiều. Dùng nhiều đường,
mật ong và trái cây51 đưa đến chứng dư insulin hay thiếu Glucose,
rồi đưa đến tiểu đường tức dư Glucose trong máu. Đây là giai đoạn
hai của chứng Sugar Blues.
Chứng dư Glucose trong máu được khám phá đầu tiên nhờ
ngửi mùi vị của mẫu nước tiểu đem xét nghiệm. và bác sĩ Thomas
Willis gọi đó là tiểu đường, năm 1674. Đến đầu thế kỷ 20, kỹ thuật y
khoa mới nhận thấy chứng thiếu Glucose trong máu, tức giai đoạn
một của Sugar Blues.
Vì bệnh này do Âm thịnh, tiên sinh Sakurazawa bảo phải dùng
Dương để đối trị, tốt hơn hết là nhờ thức ăn thật quân bình không
quá Âm mà cũng không quá Dương. Nên ăn gạo lứt nguyên vẹn,
không bị chà xát, đậu huyết Azuki và bí rợ. Ông chỉ dẫn cách trồng
tại Pháp và Bỉ các món carbohydrate thiên nhiên ấy. Tại Mỹ Châu
ông khuyên trồng đậu nành mà ông gọi là bò sữa Phương Đông.