chân bị phù, đã giáng lên quân sĩ khiến họ bị thảm bại, thống soái
cùng các tướng tài bị bắt.
Dân Trung Hoa, Mông Cổ và La Mã đã biết đưa cải có dược tính
trị được bệnh mà thời nay gọi là bệnh thiếu sinh tố C: tiếng latin gọi
là bệnh chứng ngoài da, tiếng Anh gọi là Scurvy. Dân quê Âu Châu
biết giá trị của thảo mộc, cho nên các cô đỡ, các Y Sĩ Thiên Nhiên cho
bệnh nhân những toa thuốc gồm toàn thảo mộc hoang dã mà họ
thường gọi là dược thảo trị bệnh Scurvy. Hải quân và Lục quân
Thập tự chinh bị Scurvy đánh tan rã. Trong khi các vị lãnh đạo giáo
xứ, các nguyên thủ quốc gia lo thiêu sống các Y Sĩ Thiên Nhiên,
những người làm huyền thuật, những Thầy Chữa Miệt Vườn, thì
chính các vị tai to mặt lớn cũng là nạn nhân của các trò "ma thuật
hợp pháp" do chính họ bày vẽ.
Họ có quan niệm rằng vua hay người thân trong hoàng tộc trị
được bệnh Scurvy chỉ bằng cách sờ vào thân bệnh nhân. Nếu ông
vua này tự hào là mình có quyền năng chữa lành Scurvy bằng cách
sờ tay, thì sao lại có ông vua kia tự thú là mình không linh thiêng?
Đại văn hào Voltaire có ghi chép cuộc gặp gỡ giữa một chức sắc cao
cấp của Giáo hội Kito thời ấy đang bị Scurvy (bệnh thiếu vitamin C
trong cơ thể nên nướu răng và da bị rướm máu, chân phù) và một ông
vua có long thể bất an. Vua hy vọng vị thánh đức kia sờ cho mình
lành bệnh – nhưng sờ thì cứ sờ, bệnh thì cứ bệnh…
Thuở ấy bộ binh và lính thủy mê tít đường. Vua, Nữ hoàng và
mấy quan chức có đủ uy quyền thỏa mãn nhu cầu của họ. Nhưng
tay của hai thứ lính vừa kể mới dính đường nhiều nhất vì phải hộ
tống hay chuyên chở món hàng quý báu này đi hàng ngàn dặm. Lính
và thương gia đi biển có phần ăn theo chiếu chỉ của vua ấn định, cho
nên họ có thái độ tham lam, tư cách tham lợi và óc quan lại.
Lính bộ binh thì đi cướp giật thức ăn của dân quê, dân thôn xã
và thú vật thì ăn thức ăn nguyên vẹn nên sức khỏe được vẹn toàn.