Thực đơn của lính thủy do triều đình sắp xếp. Lại nữa, họ sống
ở những đô thị mới xây dựng hay bềnh bồng ngoài biển khơi để tìm
vùng đất lạ nên phải ăn thực phẩm bị tinh chế để rồi phải bị đau ốm.
Lần đầu Christopher Columbus đi tìm tân thế giới, một nhóm
thủy thủ của ông ngã bệnh liệt gường. Columbus toan cho vứt mấy
người xấu số này xuống biển, thì màu xanh lục của đất liền hiện ra.
Các bệnh nhân xin ở lại đảo để chờ chết, không ngờ ấy là đảo thần
tiên, quả ngon cỏ lạ cám dỗ họ. Tất cả đều lành bệnh nhờ mấy món
này…
Vài tháng sau Columbus quay thuyền về Âu Châu. Khi đi gần
đảo có mấy người da trắng râu dài thượt vẫy tay chào. Để tôn vinh
sự việc độc đáo này, đảo được đặt tên là Curacao (theo ngôn ngữ Bồ
Đào Nha từ này có nghĩa là lành bệnh) Vasco De Gama dự tính đến
nhóm đảo ở biển Caribe bằng Mũi Kỳ Vọng (Cape of Good Hope)
phải mất một trăm thủy thủ trên tổng số là một trăm sau mươi, do
bệnh Scurvy. Magellan ra khơi với năm thuyền vào năm 1519 để đi
vòng quanh thế giới. Ba năm sau chỉ tìm thấy có đảo Guam và đảo
Curacao, và trở về Tây Ban Nha với một thuyền và mười tám người
sống sót.
Dưới triều đại Nữ Hoàng Elizabeth, hàng trăm thủy thủ bị
Scurvy, nhưng họ bị nghi ngờ là giả đau để trốn phận sự, nên bị
dùng roi để điều trị. Hải quân Hoàng Gia thường không đủ quân số
sẵn sàng chờ lệnh vì hết phân nữa bị đau ốm. Giờ đây Scurvy bị xem
là bệnh của chuyện đời xưa, người ta nghĩ rằng vào thời đó không có
phương cách lưu trữ rau68 quả tươi trên những hải trình xa xôi.
Nhưng thử hỏi thủy thủ của hải tặc Vikings, của các thương thuyền
Phoenixim, của các xứ viễn Đông thì sao? Họ đâu có bị tai họa
Scurvy. Có người đem theo bắp cải mặn hay rau củ hoặc quả nén,
hay ngâm nước muối, có nhóm đem theo đậu, nấm và hạt giống để
làm mầm giá, đó là những nguồn vitamin C. Một phụ nữ dân Celt