ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 99

Chúng ta nên nhớ lúc ấy Anh Quốc đang nắm quyền khống chế việc
mua bán đường. Năm 1740 Commodore Anson ra khơi với 6 thuyền
và 1500 thủy thủ. Bốn năm sau chỉ còn một thuyền với 335 người về
cập bến.

Vào khoảng 1750 James Lind đồng sự với y sĩ trên thuyền

Salisbury, rất thắc mắc về sự thảm bại của Anson do nhiều ca bệnh
Scurvy gây nên. Ông bèn nghĩ ra việc thử nghiệm dinh dưỡng đầu
tiên. Lind ra khơi… Mười hai người bị Scurvy được chia thành sáu
nhóm, tất cả đều ăn uống theo khẩu phần Hoàng Gia ấn định (vào
thập niên 1500, người nào được mời vào đền vua mới có một nhúm
đường mà ăn).

Bốn nhóm đầu Lind cho dùng phụ liệu trong các bữa ăn như

sau: rượu trái táo, giấm và nước biển: nhóm thứ năm dùng theo toa
thuốc của bệnh viện: tỏi đâm nhuyễn, hột cải, lẩn quẩn… nhóm thứ
sau dùng hai quả cam và một quả chanh mỗi ngày. Hai người của
nhóm thứ sáu này dùng bữa ngon lành, họ lấy sức và lành bệnh rất
nhanh, và một người sau 6 ngày có đủ sức làm việc trở lại, người kia
thì phục hồi sinh lực nhanh chóng hơn, rồi đi chăm sóc 10 bệnh nhân
còn lại…

Thỉnh thoảng quý vị bác sĩ chính thống nổi hứng cho bệnh nhân

uống thuốc mới lạ. Họ thường mất mặt và mất cả thân chủ chỉ bằng
cách cho uống những loại thuốc chỉ ngon ngoài miệng. Vào khoảng
thế kỷ 16, dân Anh ở quê nhà bị rụng tóc và răng. Cho đến lúc ấy chỉ
có những người sang giàu mới bị các chứng này. Về sau các kẻ sống
đầu đường xó chợ cũng nghiện đường, và cũng khổ vì răng tóc.
Tương quan giữa đường và các bệnh Scurvy có vẻ thiếu giá trị khoa
học dù đó là thực tế, rau củ, trái cây… đều là những nguồn sinh tố
thiên nhiên và cũng ngọt ngào.

Đến khi đường kỹ nghệ tinh chế ra đời, thì các món này bị

đường hay các món hóa chất lấn lướt. Đường là chất ngọt bị tước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.