ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 98

biết sự bổ ích của các món ăn ấy nhưng không dám đệ trình lên Hải
quân của Nữ Hoàng vì sợ bị đưa lên giàn hỏa. Đây là thời kỳ gian
nan của y học không chính thống.

Đoàn thám hiểm của một người Pháp tên Jacques Cartier bị

bệnh Scurvy quấy nhiễu, lúc đến New Foundland (1535). Có một
ông lang địa phương người Da Đỏ từ tốn hốt cho những thang thuốc
gồm toàn dược thảo, đem lại an vui cho cả đoàn.

Năm 1593, Đô Đốc Sir Richard Hawkins chăm sóc sức khỏe cho

cả đoàn bằng cam và chanh. Tuy nhiên mỗi khi sự tích của bệnh
Scurvy được nhắc đến thì có một yếu tố ít khi được kể ra. Người ta
cũng thêu dệt về các bữa ăn của thủy thủ dưới tay Nữ Hoàng, rồi
còn bảo rằng các hải đội của La Mã, Phoenix, các xứ ở viễn Đông và
của nhóm Hải Tặc Vikings không bao giờ được ăn uống ngon như
vậy. Cũng thế quân Thập Tự Chinh đem tai họa về quê nhà mà cứ
tưởng là đem về châu báu, nên họ đàn áp dân Á Rập để vơ vét
đường nguyên chất và rượu rum. Lúc đầu bộ binh và hải quân phải
kiếm đường và rượu rum bằng mọi cách.

Bác sĩ Thomas Willis là người đầu tiên bảo rằng có thể có sự liên

hệ giữa đường và bệnh Scurvy. Lời cảnh giác ấy nằm trong sách viết
bằng Latin ngữ và phát hành ở Thụy Sĩ, sau khi ông mất: "Diatriba
De Medicamentorum Operationibus In Humano Corpore" (phân tích
về hoạt tính của loại thuốc men trong cơ thể con người).

Bác sĩ viết: "Tôi xin bài bác hoàn toàn các món lưu trữ với

đường hay pha trộn với nhiều đường, tôi nhận thấy sự chế tạo
đường và sử dụng đường vô tiết độ rõ ràng đưa đến sự gia tăng số
ca bệnh Scurvy trong thời gian gần đây… "

Không có chứng cớ cụ thể nào cho thấy lời cảnh báo của bác sĩ

Willis được thiên hạ chú ý. Chắc chắn là hải quân Hoàng Gia cũng
không bận tâm đến lời khuyên này dù hàng ngàn người đã bỏ mạng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.