ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 101

trình, biên bản điều tra không nói nguyên do thảm hại là tại ăn uống.
Chẳng bao lâu học thuyết vi trùng gây bá bệnh của Pasteur được
mọi người khâm phục. Bác sĩ Lind trở nên lỗi thời như các bà Thầy
Chữa Miệt Vườn xa xưa. Nhiều bác sĩ nổi tiếng công bố rằng Scurvy
sinh ra do nhiễm độc của axit. Đến 1916, người ta đổ lỗi cho hàng lố
vi khuẩn đã gây ra Scurvy và các thứ bệnh. - Ồ! Vậy thì vi khuẩn nào
gây ra táo bón? Sau rốt vào thời kỳ thế chiến II, hai bác sĩ Đức quốc
được bổ nhiệm chăm sóc tù binh Nga Xô. Họ quyết đoán rằng có
một loài sâu gây ra Scurvy!

Chúng ta hết sức ngoan cố, không nhận trách nhiệm là chính

chúng ta tự đem bệnh vào thân ta.

Bên kia Đại Tây Dương, cuộc nội chiến đang cấu xé Hoa Kỳ,

tình trạng sức khỏe của quân nhân cũng không khá hơn. Có 30 ngàn
ca bệnh Scurvy vì binh sĩ tùy tiện dùng sữa đặc có đường. Quân đội
Hoa Kỳ phải mất 30 năm để hiểu cái điều mà y học của người Da Đỏ
đã từng nhắc nhở họ: "Đừng đua đòi theo cách ăn uống của Ăng-
Lê".

Vào cuối thế kỷ 19 cả xứ Hoa Kỳ đều nghiện sữa đặc có đường,

cho nên việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ không còn hợp thời, vì thế trẻ sơ
sinh bắt đầu ôm bình sữa, và hình dạng mới của Scurvy lại xuất hiện
với tên mới: bệnh Barlow, tên của bác sĩ đã tri hô lên bệnh chứng sau
khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng.

Mùa hè 1933, một bác sĩ nha khoa Hoa Kỳ liều lĩnh đi thám

hiểm tại vùng giá lạnh ở Tây Bắc của Canada (miền Yukon). Bác sĩ
W. Price tìm thấy sức khỏe của các bộ tộc da đỏ không bị "văn hóa
đô hộ" của người da trắng làm suy thoái, nhất là hàm răng còn
nguyên vẹn. Mùa đông, hàn thử biểu chỉ đến 30 độ F (dưới âm 1 độ
C), nên chanh, cam không thể mọc ở xứ này, nguồn vitamin C ở đây
không có. Dân chúng chỉ sống nhờ vào săn bắn thú, thế thì tại sao họ
không bị Scurvy?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.