công điêu luyện biết dây đàn vi ô lông xen còn run rẩy mãi dù thanh
âm tai người thường nghe được đã tắt từ lâu.
Một trong những kỷ niệm từ cuộc sống lao tù lão nhớ rõ nhất là
tiếng o o đều đều của ‘súng’ xăm làm từ dây đàn ghi ta, dây cao su
và một động cơ nhỏ xíu. Trong nhà lao, tiếng ấy gần như không
bao giờ dứt, làm nền cho tiếng các bạn tù gọi í ới và tiếng xủng
xoảng của ly thiếc đĩa thiếc va vào nhau. Nhiều lần quan sát
mấy người chịu ngồi xăm, lão thấy miệng họ mím chặt, cố không
nhăn nhó. Lão cũng nhớ vài mẫu xăm ít ỏi xuất hiện nhan nhản trên
cơ thể tù nhân: nào hình rồng đủ loại, hình đàn bà khỏa thân, hoa
lá, dây kẽm gai, giọt nước mắt và chúa sơn lâm. Chưa kể đến hàng
trăm cái tên phụ nữ, hàng ngàn chữ ‘YÊU’ và ‘THÙ HẬN’ in đậm vào
da thịt người. Hình ngôi sao và bò kéo xe cũng rất phổ biến. Có
nhiều bạn tù còn xăm hình Chúa Jê su trên lưng, như thể muốn
cõng Chúa cho đến hết đời.
Nhưng riêng hình xăm của mình, lão lại không nhớ có nó bằng
cách nào. Ngay cả cảm giác ngứa ngáy lúc lên da non, lão cũng không
nhớ. Là người không thể không có da. Tương tự, hình xăm có ở đó là
chuyện tất nhiên đối với lão Josef. Lắm lúc xoa xoa cây thập tự
ấy, lão Josef lại nghĩ vẩn vơ rằng chắc chắn nó tự nổi lên bề mặt
da thịt, giống những mảnh vỡ nhỏ xíu của con tàu bị sóng đánh xô
vào bờ cát. Lâu lâu một lần, lão lại thấy bứt rứt, muốn tống khứ
thứ hiện giờ lão đâm chán ghét. Thế là suốt mấy tiếng đồng hồ
sau đó, lão cặm cụi ngồi chà xát nó bằng giẻ rách nhúng vào đủ thứ
dung dịch như thuốc tẩy, sữa, giấm, dầu thông... Thậm chí có lần
lão còn dùng cả giấy nhám! Nhưng sau mọi nỗ lực ấy, kết quả chỉ
là một vết xước khó coi phía bên trong cánh tay, còn hình xăm mãi
không chịu biến đi.
Lão Josef gõ mấy đầu ngón tay lên mặt bàn dán nhựa. Căn bếp
vẫn còn ám mùi cá mực. Chả là tuần trước, lão ăn thứ ấy mấy bữa