Thục. Còn như dùng chính sách cấp bách
cũng vậy. Tôi đãi người Thục như người Tề, người
Lỗ, nên người Thục cũng tự đãi mình như người Tề, người Lỗ. Nhiệm ý mà
không kể đến pháp luật; dùng uy mà hiếp bách dân thường thì tôi không
nhẫn tâm làm được”. Than ôi! Yêu người Thục thiết tha, đãi người Thục
trọng hậu, xưa nay tôi chưa thấy ai như ông”. Dân chúng đều tái bái dập
đầu thưa: “Vâng. Đúng vậy”.
Tô Tuân lại nói: “Ơn của ông ở trong lòng các người; các người chết rồi
thì ở trong lòng con cháu các người; công nghiệp của ông có sử quan chép;
không cần hoạ chân dung. Vả lại ông không muốn thì làm sao?”
Họ đều đáp:
“Ông đâu có nghĩ đến chuyện đó, nhưng lòng chúng tôi đều được thoả.
Nay đương lúc bình thường, nghe được một điều thiện, tất hỏi tên, họ người
đó cùng quê quán ở đâu, đến cả trang mạo cao thấp, to nhỏ, đẹp xấu ra
sao; thậm chí có khi hỏi cả bình sinh thích cái gì để tưởng tượng được
người đó; mà sử quan cũng chép người đó trong sách, như vậy là để cho
người thiên hạ ghi nhớ ở trong lòng, giữ được hình ảnh ở trước mắt; giữ
được hình ảnh ở trước mắt thì nhớ ở trong lòng mới được bền. Do đó mà
xét thì hoạ chân dung không phải là không có ích”.
Tô Tuân không biết nói sao, bèn viết cho họ bài kí. “Ông người Nam
Kinh, tính tình khẳng khái, có khí tiết lớn, nhờ độ lượng mà hơn thiên hạ.
Thiên hạ có việc quan trọng, giao phó cho ông được”. (…)
NHẬN ĐỊNH
Về văn hóa, thời Tống rất thịnh, nhưng về vũ bị thì Tống suy, thường bị
các rợ Liêu, Kim, Nguyên nổi lên uy hiếp. Đọc bài này ta thấy tinh thần của
vua, quan và dân chúng thời đó đa số là khiếp nhược.
Việc xảy ra ở đời Tống Nhân Tôn, ở nước ta là thời Lý Thái Tôn. Giặc
Nùng Trí Cao quấy rối cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Nhưng Việt Nam coi
thường và dẹp được. Năm 1041, Lý Thái Tôn sai tướng đánh Nùng Trí Cao
ở gần châu Quảng Nguyên, bắt được, đem về Thăng Long, nghĩ trước kia