ĐƯỜNG, TỐNG BÁT ĐẠI GIA - Trang 139

đã giết cha và anh Trí Cao, nên lần này tha cho, phong làm chức Quảng
Nguyên mục.

Năm 1048, Trí Cao lại làm phản. Thái Tôn sai người lên đánh không

được, nhưng Trí Cao cũng rất lo ngại, phải xin phụ thuộc vào Trung Hoa,
vua Tống không cho. Trí Cao bèn đem quân qua chiếm tám châu ở Quảng
Đông, Quảng Tây (các châu Hoành, Quí

[305]

, Cung, Tầm, Đằng, Ngô,

Khang, Đoan). Vua Tống sai người đem quân xuống dẹp mà không yên.
Sau Trí Cao dâng biểu xin lãnh chức Tiết độ sứ châu Ung và châu Quí, vua
Tống đã toan cho. Địch Thanh (một danh tướng thời đó) can ngăn, đích
thân đem quân đi dẹp. Trí Cao thua, trốn sang nước Đại Lí. Sau người Đại
Lí bắt Trí Cao, chém đầu, nộp nhà Tống.

Vậy giặc Nùng Trí Cao chỉ là một thứ giặc cỏ, thất bại ở Việt Nam mới

qua quấy rối Trung Quốc. Năm 1054, có lẽ đúng vào lúc Trí Cao xin chức
Tiết độ xứ châu Ung, châu Quí và doạ nếu không cho thì y sẽ chiếm hai
châu đó. Bấy nhiêu mà cũng là cho “dã vô cư nhân”, “kinh sư chấn kinh”,
cả triều đình nhà Tống ý kiến phân vân!

Bài này nghệ thuật cao, hơn hẳn bài trên

[306]

. Vào đề rất gọn, chưa

nghiệm nghị mà rõ ràng, vắn tắt. Như vậy là khéo tả tư cách một ông vua
sáng suốt và cương quyết.

Khéo hơn nữa là đoạn rất ngắn chỉ có 21 chữ, chép công cứu nguy của

Trương Phương Bình, từ “Chí chi nhật” đến “vô nhĩ lao khổ”. Tác giả đã
làm nổi bật lên sự kinh động vô cớ của triều đình, và chính sách công hiệu
của Trương Phương Bình: tất cả chỉ là việc chấn tĩnh nhân tâm và khoan
hoà với dân chúng.

Câu kết ca tụng tài đức của Trương Phương Bình không cần dài mà đủ ý,

mạnh mẽ.

Nhan đề gọi Trương Phương Bình là Trương Ích Châu cũng là để nêu cái

công của Phương Bình với châu Ích.

Toàn bài lời cổ kính mà hàm súc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.