Ông huý là Bình, tự là Bỉnh Chi, họ Hứa. Tôi đã từng chép gia thế của
ông; ngày nay nói đến ông chủ bạ huyện Hải Lăng, châu Thái
là ông đấy.
Ông cùng với ông anh là Nguyên, thân yêu nhau lắm, thiên hạ đều khen;
mà từ nhỏ ông đã siêu việt, không ai kiềm chế được
, giỏi biện thuyết,
cùng với anh nổi tiếng là trí mưu tài lược, bậc đại nhân đương thời đều
trọng.
Thời Bảo Nguyên
, triều đình mở khoa thi về kế hoạch trị quốc để
tuyển những kẻ sĩ có tài lạ trong thiên hạ; mà những vị đại soái ở Thiểm
Tây là ông Phạm Văn Chính và ông Trịnh Văn Túc
tranh nhau chép
những hoạt động của ông để tiến cử ông, vì thế ông được vời về kinh dự thí,
rồi được bổ nhiệm làm chức Thái miếu trai lang
, sau được tuyển làm
chức Chủ bạ huyện Hải Lăng, châu Thái. Bậc quí nhân nhiều người tiến cử
ông là có tài lớn, có thể dùng thử ông vào việc quan trọng được, không nên
bỏ phí ông ở chốn châu, huyện; ông cũng thường khái nhiên kì vọng ở
mình, muốn lập nên sự nghiệp, nhưng rốt cuộc chưa được một lần dùng trí
lực thì đã mất. Ôi! Thực đáng thương!
Kẻ sĩ cố nhiên có chỗ trái đời khác tục, tự mình làm theo ý mình, bị
người đời mắng nhiếc chê cười, làm cho khốn nhục cũng không hối hận;
bọn họ không có những nguyện vọng của thường nhân mà có chỗ mong đợi
ở hậu thế, vậy thì đời trắc trở là phải rồi. Những kẻ sĩ có ý lập công danh,
cúi ngửa dòm ngó thời thế, để đợi cơ hội được quyền tước lợi lộc mà rồi
thường cũng không gặp thời, hạng đó nhiều cũng không kể xiết. Đến như
hạng người có tài biện bác có thể dời được vạn vật, mà bị khốn cùng trong
lúc du thuyết; tài mưu lược có thể đạt được tam quân mà bị khuất nhục ở
một nước thượng võ, thì còn biết nói làm sao! Than ôi! Họ có chỗ mong đợi
(ở hậu thế) mà không hối hận, điều đó có thể biết được rồi
.
Ông thọ năm mươi chín tuổi, niên hiệu Gia Hựu
, tháng
đó, ngày Giáp tí đó, chôn ở mộ nơi đó, tại làng Cam Lộ, huyện Dương Tử,
châu Chân (…)