đang ngày càng tăng lên trên hành tinh này một mức sống ít nhất cũng
được như tiêu chuẩn hiện thời. Nhưng nếu chúng ta thay cạnh tranh bằng
kế hoạch hóa tập trung thì bộ máy lập kế hoạch sẽ buộc phải kiểm soát đời
sống của mỗi người một cách sâu rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Nó
không thể chỉ giới hạn trong lĩnh vực mà chúng ta gọi là hoạt động kinh tế
vì trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống chúng ta cũng đều phụ thuộc vào
hoạt động kinh tế của những người khác
. Vì vậy mà lời kêu gọi “thỏa
mãn tập thể các nhu cầu”, mà những người xã hội chủ nghĩa trải trên con
đường tiến đến chế độ toàn trị chính là phương tiện giáo dục chính trị với
mục đích huấn luyện cho chúng ta quen dần với việc đáp ứng các nhu cầu
và ước muốn của chúng ta trong thời điểm được quy định trước và dưới
hình thức được quy định trước. Đây chính là kết quả trực tiếp của kế hoạch
hóa, chúng ta sẽ không còn được lựa chọn, thay vào đó, nó sẽ cho chúng ta
những thứ phù hợp nhất với kế hoạch và vào thời điểm mà kế hoạch đã trù
liệu.
Người ta thường nói không có tự do kinh tế thì tự do chính trị cũng
chẳng có giá trị gì. Đúng như thế, nhưng không phải theo cách mà những
người ủng hộ kế hoạch hóa thường nói. Tự do kinh tế - vốn là tiền đề cho
mọi quyền tự do khác - không phải là được giải phóng khỏi những lo lắng
về kinh tế, nghĩa là giải thoát khỏi nhu cầu lựa chọn và quyền được lựa
chọn như những người xã hội chủ nghĩa hứa hẹn với chúng ta; tự do kinh tế
phải là tự do hoạt động kinh tế, và cùng với quyền lựa chọn là rủi ro và
trách nhiệm.
Chú thích:
Robbins L, The Economic Causes of War (Các nguyên nhân kinh tế
của chiến tranh), 1939, Appendix.
Việc kiểm soát kinh tế sẽ lan sang tất cả các lĩnh vực khác của đời
sống thể hiện rõ trong trường hợp quản lí trao đổi với nước ngoài. Mới nhìn
thì việc chính phủ quản lí trao đổi với nước ngoài không liên quan gì đến
đời sống cá nhân công dân và đa số cũng chẳng quan tâm đến việc nhà