ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 181

không chỉ là gần như lúc nào đa số dân chúng Đức (hơn là dân chúng các
nước khác) cũng được tổ chức để tiến hành chiến tranh mà vấn đề là kiểu tổ
chức, đặc trưng cho bộ máy chiến tranh đã được áp dụng cho nhiều mục
đích khác nhau đã tạo cho xã hội Đức những tính chất đặc biệt. Không có
nước nào sử dụng nguyên tắc tổ chức thang bậc từ trên xuống một cách
rộng rãi như ở Đức, cũng không ở đâu có nhiều người hoạt động trong đủ
mọi lĩnh vực lại cảm thấy mình không phải là người tự do mà là một quan
chức như ở Đức, điều đó đã tạo ra cấu trúc đặc thù của xã hội Đức. Chính
người Đức vẫn thường khoe rằng nước Đức đã trở thành một nhà nước của
Beamienstaat

[5]

, trong đó chính quyền bảo đảm thu nhập và địa vị xã hội

không chỉ cho những người phục vụ trong bộ máy nhà nước mà cho hầu
như tất cả những người làm việc trong các lĩnh vực khác nữa.

Tôi không tin là bạo lực có thể bóp chết được tinh thần tự do, nhưng tôi

ngờ rằng không phải dân tộc nào cũng có thể kháng cự được sự hủy diệt tự
do một cách từ từ như đã từng xảy ra ở Đức. Khi chỉ những người hoạt
động trong bộ máy nhà nước mới có vị trí trong xã hội, khi việc thực hiện
nhiệm vụ công tác được coi là một cái gì đấy vinh quanh hơn hẳn sự tự do
lựa chọn lĩnh vực hoạt động, khi tất cả những nghề không mang lại cho
người ta địa vị được thừa nhận trong bộ máy nhà nước hay không mang lại
cho người ta quyền được có đồng lương đảm bảo ổn định đều bị coi là thấp
kém thậm chí nhục nhã thì thật khó mà hi vọng rằng nhiều người sẽ thích tự
do hơn là được an toàn. Nhưng, nếu thay cho một địa vị được an toàn, dù là
an toàn trong phụ thuộc lại là một vị trí bấp bênh, bị khinh thường cả khi
thất bại lẫn lúc thành công, thì việc rất ít người dám đánh đổi an toàn để lấy
tự do cũng là việc chẳng đáng ngạc nhiên vậy. Khi mọi sự đã tiến xa đến
như thế thì tự do đã trở thành gần như một sự nhạo báng, bởi vì muốn có nó
người ta phải hi sinh tất cả mọi thứ trên đời. Khi đã bị đưa đến tình trạng
như thế thì càng ngày càng có nhiều người nghĩ rằng không có sự bảo đảm
về kinh tế thì “tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì” và họ sẽ vui mừng hi sinh
nó, sẵn sàng đánh đổi nó lấy sự an toàn. Có thể hiểu được điều này. Nhưng
thật khó mà hiểu được giáo sư Harold Laski khi ông ta cổ vũ cho chính cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.