ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 21

sẽ phải bị thuyết phục hay bị đánh bại một lần nữa, nếu họ và chúng ta còn
muốn làm người tự do”.

Đoạn áp chót trong bài giới thiệu của tôi cho lần xuất bản bằng tiếng

Đức là đoạn duy nhất không còn hoàn toàn đúng nữa. Sự sụp đổ của bức
tường Berlin, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản sau bức màn sắt và sự thay
đổi của nước Trung Quốc đã thu gọn những người bảo vệ chủ nghĩa tập thể
theo chủ nghĩa Marx thành một nhóm nhỏ nhưng cố kết trong các trường
đại học phương Tây. Hôm nay mọi người đều thừa nhận rằng chủ nghĩa xã
hội đã thất bại, chủ nghĩa tư bản đã thành công. Song sự chuyển đổi rõ ràng
của giới trí thức sang cái có thể gọi là quan điểm của Hayek lại dễ gây ngộ
nhận. Trong khi người ta nói về thị trường tự do và quyền tư hữu - hiện nay
chuyện này được tôn trọng hơn là việc bảo vệ nền kinh tế ở gần mức
laissez-faire

[3]

cách đây vài thập niên - phần lớn giới trí thức vẫn gần như

tự động ủng hộ sự mở rộng quyền lực của chính phủ nếu nó được quảng bá
như là biện pháp bảo vệ các cá nhân khỏi bị ảnh hưởng của các công ty lớn
xấu xa, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường hay thúc đẩy “bình đẳng”,
cuộc thảo luận về chương trình chăm sóc sức khỏe quốc dân là một thí dụ
điển hình. Các nhà trí thức có thể học thuộc lời nhưng vẫn không biết hát.

Ngay từ đầu tôi đã nói rằng hiện nay “trong chừng mực nào đó” thông

điệp của cuốn sách “còn liên quan đến Hoa Kì nhiều hơn cả khi đã gây
chấn động dư luận… hơn nửa thế kỉ trước”. Giới trí thức lúc đó có thái độ
thù địch với chủ đề của cuốn sách hơn là hiện nay, nhưng thực tiễn lúc đó
lại phù hợp với nó hơn là hiện nay. Chính phủ sau Chiến tranh Thế giới II
nhỏ hơn và ít chỉ đạo hơn hiện nay. Chương trình Xã hội Mở rộng của
chính quyền Tổng thống Johnson, bao gồm Chăm sóc Y tế và Hỗ trợ Y tế,
và các đạo luật Không khí trong lành và chương trình Người Mĩ Tàn tật của
chính quyền Tổng thống Bush vẫn còn ở phía trước, chưa nói đến biết bao
vụ bành trướng khác của chính phủ mà Reagan, trong tám năm cầm quyền,
chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể đảo ngược được. Chi tiêu của chính
phủ Mĩ, cả trung ương lẫn địa phương, đã tăng từ 25% tổng sản phẩm quốc
dân năm vào 1950 lên thành 45% vào năm 1993.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.