Ở Anh tình hình cũng gần như vậy, theo một nghĩa nào đó thì còn kịch
tính hơn. Công Đảng, trước đây công khai lập trường xã hội chủ nghĩa,
hiện đứng về phía thị trường tự do tư nhân; còn Đảng Bảo thủ, đã từng
chấp nhận cai trị theo chính sách xã hội chủ nghĩa của Công Đảng, đã thử
làm ngược lại và ở mức độ nào đó, dưới thời Margaret Thatcher, đã thành
công trong việc giảm thiểu quy mô sở hữu và điều hành chính phủ. Nhưng
Thatcher đã không thể kêu gọi một sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng cho
các giá trị tự do như sự ủng hộ dần đến việc rút bỏ chỉ thị về “kiểm soát
tuyển dụng” ngay sau Chiến tranh Thế giới II. Và trong khi diễn ra quá
trình “tư nhân hóa” nhiều doanh nghiệp nhà nước thì phần thu nhập quốc
dân bị chính phủ sử dụng đã tăng lên và chính phủ cũng đưa ra nhiều chỉ thị
hơn so với hồi năm 1950.
Nói rằng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương chúng ta đang rao giảng chủ
nghĩa cá nhân và tư bản cạnh tranh nhưng lại đang thực hành chủ nghĩa xã
hội thì cũng chỉ là phóng đại một chút mà thôi.
Milton Priedman
Chú thích:
Der Weg Zur Knechtschaft: Den Sozialisten in allen Parteien, © 1971
(cho lần xuất bản mới) Verlag Modeme Industrie AG, 86895 Landsberg am
Lech. Đây là lần xuất bản đầu tiên ở Đức, mặc dù bản dịch tiếng Đức
Đường về nô lệ đã được xuất bản ở Thụy Sĩ vào năm 1948.
(Chua thêm năm 1994) Tôi sử dụng thuật ngữ tự do (liberal) giống
như Hayek đã dùng trong cuốn sách này cũng như trong Lời giới thiệu cho
lần xuất bất bản bìa mềm vào năm 1956 (xem bên dưới), tức là theo nghĩa
ban đầu của thế kỉ XIX là chính phủ hạn chế và thị trường tự do, chứ không
phải theo nghĩa đã bị làm cho sai lạc đi, gần như ngược lại, ở Hoa Kì.
Laissez-faire là lí thuyết hay hệ thống chính quyền ủng hộ tính tự chủ
trong lĩnh vực kinh tế, tin rằng chính quyền càng ít can thiệp vào quản lí