ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 214

sự lãnh đạo của một người thì cũng thế mà thôi. Phủ nhận quyền tự do tư
tưởng vì không phải ai cũng có khả năng tư duy độc lập như nhau là hoàn
toàn bỏ qua những lí lẽ biện minh cho tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng là
động cơ chủ yếu thúc đẩy sự tiến bộ về mặt tri thức không phải là vì ai
cũng có thể nói hay viết bất kì cái gì mà là bất cứ lí do hay tư tưởng nào
cũng có thể được đem ra thảo luận. Khi bất đồng quan điểm không bị đàn
áp thì bao giờ cũng có người tỏ ra nghi ngờ những tư tưởng dẫn đạo đương
thời và đưa ra những tư tưởng mới cho mọi người thảo luận và tuyên
truyền.

Quá trình tương tác giữa các cá nhân có những hiểu biết và đứng trên các

quan điểm khác nhau tạo ra đời sống tinh thần. Sự phát triển của lí tính là
tiến trình xã hội đặt căn bản trên sự khác biệt như thế. Bản chất của vấn đề
là ta không thể tiên đoán được kết quả, ta không thể biết quan điểm nào sẽ
thúc đẩy sự phát triển còn quan điểm nào thì không, nói tóm lại, không có
quan điểm nào hiện nay lại có thể định hướng được sự phát triển mà đồng
thời lại không ngăn chặn chính sự phát triển đó. “Lập kế hoạch” hay “tổ
chức” sự phát triển của tâm trí cũng như sự phát triển nói chung là vô
nghĩa, là mâu thuẫn ngay trong thuật ngữ. Ý tưởng cho rằng tâm trí của con
người phải “tự giác” kiểm soát sự phát triển của chính nó xuất phát từ nhận
thức sai lầm về lí tính của con người; sự thực là, chỉ có lí tính mới có thể
“chủ động kiểm soát” được cái gì đó khác và sự phát triển của lí tính là kết
quả của quá trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, cố tình kiểm soát nó
là chúng ta đã đặt giới hạn cho sự phát triển của nó và không chóng thì
chầy sẽ dẫn đến sự trì trệ về tư tưởng và sự suy thoái của lí trí.

Bi kịch của tư tưởng tập thể là ở chỗ nó bắt đầu bằng việc coi lí tính là

tối thượng nhưng lại kết thúc bằng việc tiêu diệt lí tính vì đã hiểu sai tiến
trình đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của lí trí. Có thể nói rằng đấy
chính là nghịch lí của tất cả các học thuyết theo đường lối tập thể và yêu
cầu kiểm soát một cách “tự giác” hay “chủ động” lập kế hoạch nhất định sẽ
dẫn đến nhu cầu phải có một trí tuệ tối cao điều khiển tất cả, trong khi cách
tiếp cận của chủ nghĩa cá nhân cho phép chúng ta nhận chân rằng các lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.