sẻ quan điểm này và phần lớn người Đức cũng khinh bỉ nó chẳng khác gì
người dân các nước khác vậy.
Thế thì tại làm sao cuối cùng quan điểm của một thiểu số phản động đó
lại được đa số dân Đức và hầu như toàn bộ thanh niên Đức ủng hộ? Đấy
không chỉ là do thất trận
, không chỉ là do những khó khăn sau chiến tranh
và làn sóng dân tộc chủ nghĩa. Lại càng không phải là, như nhiều người
muốn tin như thế, phản ứng của chủ nghĩa tư bản nhằm chống lại sự tiến
công của chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, chính sự ủng hộ của phái xã hội chủ
nghĩa đã giúp những người có tư tưởng như thế nắm được quyền lực.
Không phải tư sản mà chính là sự thiếu vắng giai cấp tư sản đủ mạnh đã
giúp họ leo lên đỉnh cao quyền lực.
Cái học thuyết đóng vai trò kim chỉ nam cho giới lãnh đạo ở Đức trong
thế hệ vừa qua không hề mâu thuẫn với tinh thần xã hội chủ nghĩa trong
chủ nghĩa Marx mà là mâu thuẫn với những thành tố phóng khoáng của nó,
tức là mâu thuẫn với tinh thần quốc tế và dân chủ hàm chứa trong chủ
nghĩa này. Và, khi càng ngày người ta càng nhận ra rằng các thành tố đó
chính là vật cản cho việc biến chủ nghĩa xã hội thành hiện thực thì những
người xã hội chủ nghĩa cánh Tả mới càng ngày càng tiến dần sang phía
cánh Hữu. Đấy là liên minh của những lực lượng chống tư bản do những
người cánh Tả và cánh Hữu lập nên, một sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội
cấp tiến và bảo thủ, và liên minh này đã đào tận gốc trốc tận rễ mọi biểu
hiện của chủ nghĩa phóng khoáng ra khỏi nước Đức.
Ở Đức, khởi kì thủy chủ nghĩa xã hội đã gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa
dân tộc rồi. Điều đặc biệt là các ông tổ của chủ nghĩa quốc xã như Fichte,
Rodbertus và Lassalle cũng đồng thời được mọi người công nhận là cha đẻ
của chủ nghĩa xã hội. Khi chủ nghĩa xã hội lí thuyết, với vỏ bọc là chủ
nghĩa Marx, đóng vai trò kim chỉ nam cho phong trào lao động Đức thì các
nhân tố độc đoán và dân tộc chủ nghĩa đành lùi vào bóng tối. Nhưng
chuyện đó kéo dài không lâu
. Từ năm 1914 trở đi trong hàng ngũ những
người marxit lần lượt xuất hiện những thầy cả chuyên làm nhiệm vụ cải