Lần xuất bản đầu tiên ở Chicago là vào ngày 18 tháng 9 năm 1944, in
2.000 cuốn, với lời giới thiệu của John Chamberlain, một kí giả và nhà phê
bình sách nổi tiếng chuyên viết về chủ đề kinh tế. “Bài điểm sách đầu tiên
chúng tôi thấy”, Scoon nói tiếp, “là bài của Orville Prescott đăng trên tờ
NewYork Times ra ngày 20 tháng 9 năm 1944, một bài viết vô thưởng vô
phạt và gọi nó là “một cuốn sách mỏng đầy giận dữ và chán ngắt”, nhưng
trước khi thấy bài của Henry Hazlitt trên trang bìa tờ Sunday Times Book
Review) chúng tôi đã đặt in đợt hai 5.000 cuốn nữa. Trong vài ngày chúng
tôi đã nhận được đề nghị cho phép dịch sang tiếng Đức, tiếng Tây Ban
Nha, tiếng Hà Lan và các thứ tiếng khác, ngày 27 tháng 9 chúng tôi đặt in
đợt ba 5.000 cuốn nữa, ngày hôm sau lại đầy lên 10.000 cuốn…
“Đầu tháng 10 nhiều kho sách trống rỗng, chúng tôi bận túi bụi với việc
in ấn, đóng sách, gửi và phân phối cho khách hàng cả ở Mĩ lẫn Canada…
Ngay từ đầu mọi người đã phấn chấn lắm rồi, nhưng việc tiêu thụ thì lúc
lên lúc xuống…
“Cảm giác cay cú về cuốn sách tăng lên cùng với thời gian và mỗi lần
cuốn sách gây thêm được ấn tượng thì cảm giác cay cú cũng lại càng cao
thêm. (Người ta thường hành động một cách thiếu suy nghĩ, sao họ không
đọc nó để xem Hayek thực sự nói gì!” Nhận xét của Scoon đến nay vẫn còn
đúng.
Tháng 4 năm 1945, tờ the Reader’s Digest đã xuất bản ấn phẩm rút gọn
và hơn 600.000 bản rút gọn đã được Câu lạc bộ sách trong tháng phân phối
hết. Dự đoán được nhu cầu sau khi Digest xuất bản ấn phẩm rút gọn cũng
như đợt lưu giảng của Hayek dự kiến vào mùa xuân năm 1945, Nhà xuất
bản đã dàn xếp một số lượng in lớn trong lần in thứ bảy. Nhưng vì thiếu
giấy nên lần in này bị giới hạn ở 10.000 ấn phẩm và Nhà xuất bản buộc
phải giảm kích thước xuống thành loại sách bỏ túi. Một cuốn trong lần xuất
bản này hiện đang nằm trong thư viện của tôi.
Trong 50 năm kể từ khi xuất bản, Nhà xuất bản đã bán được hơn 250.000
cuốn, 81.000 cuốn bìa cứng và 175.000 cuốn bìa mềm. Ấn bản bìa mềm