ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 26

được Nhà xuất bản của trường Đại học Chicago ấn hành lần đầu vào năm
1956. Lawrence, con trai của Hayek thông báo rằng gần hai mươi bản dịch
ra các ngôn ngữ khác được cấp phép xuất bản. Ngoài ra, các bản dịch
ngầm, không có phép cũng được lưu hành ở Nga, Ba Lan, Czech và có thể
cả các ngôn ngữ khác, khi Đông Âu còn nằm sau bức màn sắt. Không nghi
ngờ gì rằng các trước tác của Hayek và đặc biệt là tác phẩm này, đã là
nguồn trí tuệ quan trọng góp phần phá vỡ niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản
ở bên kia bức màn sắt, cũng như ở bên phía chúng ta.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, các nước thuộc Liên Xô và chịu sự chi

phối của Liên Xô cũ mới có điều kiện xuất bản công khai cuốn sách. Tôi
biết từ nhiều nguồn khác nhau rằng mối quan tâm về các tác phẩm của
Hayek nói chung và cuốn Đường về nô lệ nói riêng đã có sự gia tăng đột
biến ở các nước này.

Từ khi Hayek mất vào năm 1992 càng ngày càng có nhiều người công

nhận ảnh hưởng của ông đối với các chế độ cả cộng sản lẫn không cộng
sản. Các nhà xuất bản của ông có thể vững tin tiếp tục bán tác phẩm xuất
chúng này chừng nào mà tự do ngôn luận còn chiếm ưu thế, tuy đã bị xói
mòn phần nào kể từ khi Hayek chấp bút cuốn sách này, song chính nhờ
cuốn sách mà tự do ngôn luận đã được củng cố thêm.

Stanford, Calitornia.

Ngày 14 tháng 4 năm 1994.

Chú thích:

[*]

Đoạn này chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Alex Philipson, Giám đốc

xúc tiến sản phẩm của Nhà xuất bản của Đại học Chicago.

[1]

Xem lời tựa của Hayek cho ấn bản bìa mềm năm 1956, trang 26 dưới

đây.

[2]

Thư gửi C. Harley Gratan, ngày 2 tháng 5 năm 1945.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.