Sản xuất lớn - Tiếng Đức - ND.
Thượng đẳng - Tiếng Đức - ND.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực thuộc địa, của Anh cũng như của mọi
quốc gia khác, đủ để chứng tỏ rằng ngay cả những hình thức kế hoạch hóa
nhẹ nhàng, gọi là phát triển thuộc địa, dù muốn dù không, cũng phải áp đặt
một số giá trị và lí tưởng lên những người mà ta muốn giúp đỡ. Chính kinh
nghiệm này đã buộc các chuyên viên thuộc địa có tư duy mang tính toàn
cầu nhất cũng tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của việc quản lí “quốc tế” các
thuộc địa.
Nếu ai đó còn chưa nhận thấy các khó khăn hay còn ấp ủ niềm tin
rằng với một ít thiện ý họ sẽ vượt qua tất cả, thì xin hãy suy nghĩ về những
hệ lụy của việc quản lí tập trung nền kinh tề trên phạm vi toàn cầu. Liệu có
thể tin được rằng người ta sẽ không cố gắng tìm cách bảo đảm vị trí thống
trị của người da trắng và các chủng tộc khác có coi như thế là đúng hay
không? Khi tôi chưa nhìn thấy một người có đầu óc lành mạnh nào thực sự
tin rằng dân chúng châu Âu sẽ tự nguyện tuân thủ tiêu chuẩn sống và tốc độ
phát triển do quốc hội thế giới xác định thì tôi chỉ có thể coi các kế hoạch
đó là phi lí mà thôi. Nhưng điều này, đáng tiếc không làm cho người ta
ngưng thảo luận những biện pháp cụ thể ý như là chính phủ thế giới là một
lí tưởng khả thi vậy.
Xem bài điểm sách của giáo sư C. A. W. Manning viết về cuốn
Conditions of Peace (Các điều kiện của hòa bình) của giáo sư Carr, đăng
trên tạp chí International Affairs Review Supplement, 1942, June.
Như một tờ tuần báo đã ghi nhận: “Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi
thấy tờ the New Statesman cũng như tờ The Times phảng phất tư tưởng của
giáo sư Carr” (“Four Winds” in Time and Tide. February 20,1943).
Đáng tiếc là có quá nhiều tác phẩm viết về thể chế liên bang trong
mấy năm gần đây thành ra có một số công trình quan trọng và sâu sắc đã bị
bỏ qua. Một trong những công trình đáng được tham khảo khi cần xác định