ĐƯỜNG VỀ TRÙNG KHÁNH
Han Suyin
www.dtv-ebook.com
Dịch Giả: Trùng Dương & Hồ Hải
Chương Tám
Sau đó mọi vật đều thay đổi một cách lẹ làng. Công việc thường bị trắc trở
vì các cuộc bạo động hàng ngày. Nó đã thành quen thuộc đến cái độ mỗi
sáng, không cần đợi còi báo động, mọi người đều đã đóng cửa tiệm, chặn
cửa, lên đồi tìm chỗ trú ẩn cho đến tối. Đêm đêm họ len lén về nhà để ngủ.
Những con buôn và đám dân chạy bám theo các cơ sở hành chánh với hy
vọng kiếm công ăn việc làm đều bỏ nhà, bỏ cửa, dọn hàng hóa đồ đạc đến
những vùng an toàn hơn. Tên thợ may biến mất cùng với hai chiếc áo dài
của tôi và không thấy chường mặt ra nữa. Trong khoảng ba ngày, Pao và tôi
gần như là chủ nhân độc nhất của Đại Khách Sạn Nam-Ninh. Tất cả mọi
người đều bỏ làng lên sống trong các trại hẻo lánh trên đồi.
Các hoạt động hàng ngày diễn ra đều đặn như các đợt thủy triều. Sáng sớm
bảnh mắt người ta thấy cảnh nhốn nháo dọn dẹp, tiếng kêu, tiếng chân
người lao xao trên đường phố. Đàn ông, đàn bà, trẻ con lũ lượt kéo nhau ra
khỏi làng, gói ghém những đồ vật quý giá trong cái túi vải, vì có ai biết
chắc được lúc trở về còn thấy nhà mình nguyên vẹn. Cuối chót của dòng
người là những hàng quà rong bán cam, bánh... Tám giờ sáng, đường phố
trải dài vắng ngắt, hai bên đường, các cửa tiệm đều trống rỗng và một màn
yên lặng trùm phủ trên làng. Ta có thể đi từ đầu làng đến cuối làng mà
không gặp một mạng trừ mấy người lính đang đi tuần. Tại khu chợ trời,
trước kia ồn ào huyên náo tiếng người mua, kẻ bán, tiếng rao hàng, tiếng
mời mọc, những gánh rau(cà dái dê nhẵn thín, cà-rốt đỏ ngậy, đậu xanh)
bây giờ hoàn toàn vắng vẻ và im lặng, chỉ còn mấy con chó hoang đang sục