cách rất có hiệu quả. Tôi có cảm tưởng như nó có ma thuật trong cái việc
cung cấp thức ăn nóng hổi và rất hợp mùa của nó, trong khi dù đi khắp cả
làng, ta cũng chưa chắc mua được lấy một cái trứng hay một bát cơm khô
nếu trời chưa tối. Chúng tôi rất mến nó và rất buồn phải bỏ nó khi chúng tôi
rời Nam-Ninh. Pao tặng nó một cái vợt đánh bóng để tỏ tình yêu mến của
chúng tôi. Chiếc vợt đã hư, cần phải rút giây lại, nhưng chú bồi của chúng
tôi cũng khoái nó lắm, coi đó như một biểu tượng của phẩm cách và rất hài
lòng với món quà đó.
Chúng tôi rời Nam-Ninh vào ngày 12 tháng chạp. Ngày 12 Trường-Sa bị
thiêu rụi... Quân địch đã đến Dương-Châu.
Nam-Ninh đã bị bỏ rơi trong một sáng một chiều. Tuy không hề bị quân
Nhật chiếm đóng bao giờ, nhưng sau cơn kinh hoàng ở Trường-Sa và sau
khi Dương-Châu bị thất thủ, Nam-Ninh trở thành quá nguy hiểm. Bộ Tư
Lệnh liền hợp và quyết định di chuyển đến Trùng-Khánh, thủ phủ hiện thời
của chính phủ. Nhưng con đường thẳng đến Trùng-Khánh đầy bất trắc, rất
gần với các trận tuyến và có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào. Bởi thế mới có
quyết định đi sâu về hướng Nam, về phía Quế-Lâm, đại bản doanh tạm thời
của Bộ Tư Lệnh, trong khi đợi được di tản bằng đường bộ đến tận Trùng-
Khánh...
Hồi tưởng lại dĩ vãng, tôi thấy rõ một điều: mặc cơn ác mộng của mười
ngày đường, mặc nỗi thất vọng ê chề, những đêm không ngủ, bẩn thỉu,
cảnh người chen lấn ồn ào, không một ai nổi nóng, không một ai than vãn.
Chỉ trừ có tôi(vì hầu hết thời gian đi đường, tôi ở trong tình trạng thật thảm
não và không có che dấu được bao nhiêu), hàng trăm những kẻ đồng hành
của tôi đã đối phó với tất cả những cái gian nan trong cuộc di tản đến Quế-
Lâm, không phải bằng một sự can đảm chịu đựng mà bằng một lòng hăng
hái vui vẻ. Tính khôi hài có lẽ là nét độc đáo và tuyệt nhất trong tính khí
của người Trung Hoa... Tinh thần hài hước giúp chúng tôi chấp nhận sự vật.
Tính khí vui vẻ giúp chúng tôi cười được ngay cả trong những trường hợp