tôi giúp đỡ. Tôi liền phân công cho cô bé thực tập sinh đưa anh ta đến bệnh
viện gần nhất để khám, không ngờ nhanh như vậy đã về rồi.
Tôi bực bội tiến đến hỏi thăm, anh bạn đồng nghiệp người Nhật đó lại cứ
nói cảm ơn liên tục rồi đi tới phòng hội nghị nghe giảng. Người ta vẫn nói
tới sự ngoan cường của người Nhật, đúng là không phải nói suông mà.
Đợi anh ta đi khỏi, tôi liền đi tới chỗ cô bé thực tập sinh để hỏi cho rõ
đầu đuôi, thì mới biết, bác sĩ chỉ mất năm phút để chẩn đoán bệnh, sau đó
cho anh ta đi truyền nước, dọa anh ta sợ chết khiếp, vật vã chạy trốn về đây.
Ở Nhật, trừ khi ốm nặng mới phải đi truyền nước, còn không thì chỉ cần
uống thuốc là được rồi.
“Vậy phải làm thế nào?” Tôi ân cần hỏi han, cũng không thể để anh ta ở
đây mà lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn, như vậy sẽ gây ảnh hưởng không
tốt.
“Em đã dẫn anh ta tới hiệu thuốc mua ít thuốc hạ sốt và thuốc tiêu viêm,
uống hết là sẽ khỏi.” Cô bé nói.
“Vậy em thường xuyên quan tâm tới anh ta một chút.” Tôi dặn dò.
Trương Đình mới nghỉ sinh hơn một tháng, những công việc đè lên vai
tôi ngày càng nhiều, mà trong đó có không ít việc là đột nhiên phát sinh,
cũng may mà “hữu kinh vô hiểm(*)”, hơn nữa còn càng làm càng thuận lợi,
tôi không khỏi cảm thấy mình cũng có đôi chút thành tựu. Đúng là trải qua
gian khổ mới lộ bản sắc anh hùng.
(*) Hữu kinh vô hiểm: nghĩa là có kinh ngạc và sợ hãi nhưng không nguy
hiểm.
Ăn xong bữa trưa, tôi nhận được điện thoại từ một số máy lạ, cố gắng
nhớ lại mà vẫn không thể đoán ra đây là số của ai. Người gọi điện đến cũng