Mặc dù tôi không phải chuyên gia nhưng cũng biết rõ làm như thế rất
mạo hiểm.
“Cái đó… nhỡ tòa nhà sụp xuống thì làm thế nào?” Tôi lo lắng, hỏi.
Anh ta trầm ngâm một lát. “Trước tiên cô hãy tìm người của bộ phận
Thiết bị để thảo luận về tính khả thi của phương án này, dù thế nào cũng
phải tìm ra cách.”
Lần nào cũng vậy, có khó khăn gì là lại đổ lên đầu tôi.
Có lẽ anh ta nghe ra ý miễn cưỡng trong lời nói của tôi, liền nói với
giọng sâu xa: “Cô có biết nếu tòa nhà sụp xuống thì sẽ như thế nào không?”
Tôi vội vàng nói: “Tôi sẽ mất công việc này.”
“Tôi cũng vậy.” Anh ta trầm giọng, nói. “Cô tìm một công việc khác ở
đại lục rất dễ dàng, nhưng tôi thì khác, tỷ lệ thất nghiệp ở Hồng Kông từ
trước đến nay chỉ tăng mà không giảm.”
Anh ta đã nói những lời tự đáy lòng như vậy rồi, tôi chỉ có thể hứa sẽ
làm hết sức mình.
Nhưng có vẻ anh ta còn chưa yên tâm, tiếp tục giảng giải: “Cô phải đặt
mình vào vị trí owner(*) của doanh nghiệp để suy nghĩ về vấn đề này mà
không phải là một employee(**), nếu không thì cô chẳng bao giờ có thể
thăng tiến được.”
(*) Tiếng anh có nghĩa: người làm chủ, người sử dụng lao động.
(**) Tiếng anh có nghĩa: người làm thuê, nhân viên tạm thời.
Phiền phức nhất chính là giọng điệu cũ rích này.