ẾCH - Trang 24

3

Thưa tiên sinh,

Tôi bận bịu với những chuyện có liên quan đến ông nội chẳng qua

cũng chỉ là những lời dẫn để kể về cô tôi.

Cô sinh ngày 13 tháng 6 năm 1937, theo âm lịch thì đó là ngày 5

tháng 5, nhũ danh là Đoan Dương, còn tên đi học là Vạn Tâm. Tên
của cô là do ông nội đặt, vừa tôn trọng tập tục của quê hương nhưng
đồng thời cũng có ý tứ rất sâu xa. Sau khi ông nội hy sinh, Quân
khu Giảo Đông dựa vào những tin tức nội tuyến tìm mọi cách cứu bà
cố, bà nội và cô ra khỏi cảnh cá chậu chim lồng trong lòng địch.
Thế là bà cố, bà nội và cô được đưa ra khu giải phóng. Ở đó cô học
trường Tiểu học Kháng Nhật. Bà nội được nhận vào xưởng may quân
trang quân dụng, chuyên may giày. Sau giải phóng, con cái liệt sĩ như
cô tôi có rất nhiều cơ hội để bay nhảy cao hơn, xa hơn. Nhưng bà
nội không đành lòng từ bỏ quê hương chôn nhau cắt rốn nên cô
không nỡ rời bà. Lãnh đạo trên huyện hỏi cô thích làm công việc gì,
cô nói muốn kế thừa sự nghiệp của bố. Do vậy họ đã bố trí cô vào
học Học viện Y học của quân khu. Cô tốt nghiệp học viện khi mới
mười sáu tuổi, nhận công việc tại Phòng Y tế thị trấn. Cục Vệ sinh
huyện mở lớp bồi dưỡng kỹ thuật sinh đẻ mới, Phòng Y tế đã cử cô
tham dự lớp học. Từ đó, cô bắt đầu có duyên nợ với cái công việc
thần thánh này. Ngày 4 tháng 4 năm 1953, cô đỡ đẻ hài nhi đầu
tiên cho đến tết năm ngoái, cô đã thừa nhận là không dưới mười
nghìn đứa trẻ đã được ra đời qua bàn tay của cô, nếu trong lúc sinh
mà có ai đó phụ giúp thì cứ hai đứa tính thành một. Đây là câu chính
miệng cô nói với tôi. Tôi tính, mười nghìn đứa trẻ có lẽ là nói hơi quá,
nhưng bảy đến tám nghìn thì nhất định là có thực. Cô cũng đã có
bảy người học trò, trong đó có một người có biệt danh là “Tiểu sư tử”,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.