không thể không quan tâm đến chuyện này. Nhất định họ đang
nghĩ cách để tích cực giúp dân”.
“Nhà nước chỉ biết có sinh đẻ có kế hoạch, không quan tâm
đến dân tình sống chết thế nào đâu.” - Bố nói.
Đúng lúc ấy, tiếng loa phóng thanh ngoài đầu đường vang lên.
Bố tôi sợ nghe không rõ lên vội vàng chạy ra sân, nghiêng tai nghe
ngóng.
Trên loa phóng thanh người ta thông báo rằng, công xã đã liên hệ
với Thanh Đảo, Yên Đài và các thành phố khác để phái đến đây một
đội xe, hiện đang tập trung ở bến đò Ngô Gia Kiều cách thôn
khoảng năm mươi cây số, chờ mua đào của Đông Bắc Cao Mật.
Công xã yêu cầu nhân dân, dùng bất cứ phương tiện gì, kể cả đường
bộ lẫn đường sông chuyển đào đến Ngô Gia Kiều. Giá cả đương
nhiên là sẽ giảm hơn năm ngoái một tí nhưng vẫn còn hơn là để cho
đào thối.
Loa phóng thanh vừa dứt, sức sống hình như đã trở lại ở thôn tôi.
Tôi biết, sức sống không chỉ trở lại trong thôn tôi mà trên tất cả
thôn làng của vùng Đông Bắc Cao Mật.
Ở
quê tôi tuy có một con sông lớn, nhưng số lượng thuyền thì lại
rất ít. Ban đầu mỗi đội sản xuất cũng có vài ba chiếc thuyền,
nhưng trải qua thời kỳ bao cấp, không biết những chiếc thuyền
ấy đã biến đi đằng nào.
Trong quần chúng nhân dân luôn luôn có một sức sáng tạo tiềm
tàng, câu nói này không hề sai. Bố tôi chạy vào thềm nhà, leo lên
xà nhà lấy xuống bốn quả bầu khô rất to, bốn tấm gỗ cũng
thật to và dây thừng rồi đưa tất cả ra sân hì hục kết bè. Tôi cũng
vội vàng cởi quần áo ngoài, chỉ mặc quần áo lót giúp bố tôi làm
việc. “Tiểu sư tử” cầm ô che mưa cho tôi. Tôi đưa mắt nhìn cô ấy