tôi đã gặp khuôn mặt này ở đâu? Là ai?
Đúng rồi! Chính là Trần Mi, con gái Trần Tị và Vương Đảm, là
đứa con gái bé bỏng mà cô tôi và “Tiểu sư tử” đã chăm sóc trong nửa
tháng và sau đó đành lòng trả về cho bố nó là Trần Tị.
Tôi còn nhớ rất rõ cái đêm mà Trần Tị đến nhà tôi để thăm đứa
con gái của cậu ta. Đó là đêm cuối cùng của một năm, là đêm giao
thừa tết âm lịch. Tiếng pháo đì đùng nổ trong thôn, không gian
khét lẹt mùi thuốc pháo và lởn vởn khói. “Tiểu sư tử” đã hoàn tất
mọi thủ tục để có thể đi theo tôi, đã có thể rời khỏi tổ sinh đẻ có kế
hoạch công xã. Qua tết là tôi đã có thể đưa cô ấy và Yến Yến đến
ga tàu hỏa để đến Bắc Kinh. Trong đơn vị của tôi ở Bắc Kinh có
một khu tập thể giành cho những quân nhân độc thân, cứ xem đó là
nhà mới của chúng tôi. Bố không đi theo chúng tôi, cũng không
muốn lên sống với anh cả lúc này đã công tác ở huyện. Ông muốn
bám giữ mảnh đất của mình. May mà anh hai tôi đang công tác trên
thị trấn gần nhà, có thể chăm sóc bố.
Sau khi Vương Đảm chết, Trần Tị sống ngập ngụa trong rượu,
uống say thì hát và khóc, đi ngêu ngao khắp hang cùng ngõ hẻm.
Ban đầu, mọi người còn biểu lộ sự thương xót và thông cảm. Nhưng
dần dần, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Khi tổ chức truy tìm Vương
Đảm, công xã đã dùng số tiền trong ngân hàng của Trần Tị để trả
công cho xã viên. Sau khi Vương Đảm chết, hầu hết những người
đã nhận số tiền ấy đều mang đến trả lại cho cậu ta. Lãnh đạo
công xã cũng quyết định không thu những khoản chi phí đã cung
cấp cho Trần Tị trong thời gian bị giam giữ tại công xã. Do vậy,
nếu tính toán một cách đơn giản, ai cũng biết là trong tay cậu ta ít
nhất cũng có ba mươi nghìn đồng, đủ để cho cậu ta uống rượu
trong vài ba năm. Gần như Trần Tị đã quên đứa con gái bé nhỏ
được cô tôi và “Tiểu sư tử” ôm về trạm xá để chăm sóc. Thực ra, mục
đích của Trần Tị khi mạo hiểm để cho Vương Đảm mang thai đứa thứ