ẾCH - Trang 357

nhưng căn cứ vào hoàn cảnh hiện tại của cậu ấy, họ đồng ý bồi
thường mười nghìn đồng. Rõ ràng mười nghìn đồng không thấm
vào đâu trong việc trang trải điều trị thương tích rất nặng của Trần
Tị. Tôi hiểu, mục đích của Lý Thủ trong việc thông tin và triệu tập bạn
học ngày xưa đến bệnh viện là muốn chúng tôi cũng chung tay giúp
đỡ Trần Tị.

Trần Tị nằm trong một phòng bệnh hai mươi giường, giường số

9, gần cửa sổ. Lúc ấy là đầu tháng năm, ngoài cửa sổ có một cây
ngọc lan đang trở hoa màu đỏ, hương thơm nực nồng. Cho dù
nhiều giường bệnh nhưng nói chung là công tác vệ sinh ở đây khá
đảm bảo. Và dù điều kiện trị liệu ở bệnh viện này không thể so sánh
với các bệnh viện ở Thượng Hải, Bắc Kinh, nhưng nếu so với trạm
xá công xã hơn hai mươi năm trước lại là một trời một vực. Thưa tiên
sinh, thuở ấy tôi đã đưa mẹ tôi vào trạm xá công xã nằm hơn một
tuần, rận trên giường bò thành từng đàn, tường vôi toàn là những vệt
máu, ruồi nhặng bay giữa ban ngày như ong vỡ tổ. Nghĩ lại tình cảnh
ấy, ai ai cũng không rét mà run. Đôi chân, vai phải Trần Tị đã được
bó bột thạch cao, nằm ngửa mặt lên trời, chỉ còn tay trái là có thể
động đậy.

Trông thấy chúng tôi xuất hiện, cậu ấy ngoảnh mặt đi.

Vương Can phá vỡ không khí nặng nề bằng những tiếng cười hi

hí kèm theo là câu hỏi chẳng khác nào như tiếng chửi người ta:
“Hiệp sĩ vĩ đại! Sao lại thế này? Đánh nhau với cối xay gió hay là
quyết đấu với tình địch?”

Lý Thủ nói: “Không muốn sống nữa thì nói với tôi một lời, việc

quái gì mà phải đâm vào xe cảnh sát!”

Hình như Trần Tị vẫn gắng gượng để giữ lấy phong độ hiệp sĩ,

không thèm nói chuyện với chúng tôi. “Tiểu sư tử” nói: “Chuyện này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.