Cô: Cái gì gọi là “nói rất tùy hứng”? Những lời của ta đều là
những suy nghĩ lâu nay, đều là những lời rút ra tận đáy lòng! (Chỉ
vào xấp giấy trên tay Khoa Đẩu) - Đây là kịch bản do cháu viết?
Khoa Đẩu: (Khiêm nhường) - Vâng ạ.
Cô: Tên của vở kịch là gì?
Khoa Đẩu: “Oa”.
Cô: Là “oa” trong “oa oa” hay là “oa” trong “thanh oa”?
Khoa Đẩu: Tạm lấy chữ “oa” trong “thanh oa”, đương nhiên cũng
có thể đổi thành “oa” trong “oa oa”, đương nhiên cũng có thể đổi
thành “oa” trong “Nữ Oa”( () Ba chữ “oa” đồng âm:
娃 (oa) trong 娃
娃 (oa oa) có nghĩa là “em bé”; 蛙 (oa) trong 青蛙 (thanh oa) có nghĩ
là “on ếh” còn
娲 (oa) trong 女娲 (NữOa) chỉlà tên củ mộ nhân vậ
thầ thoạ Trung Quố (ND).
). Nữ Oa tạo ra con người, “oa oa” tượng trưng cho việc đẻ nhiều
con, còn “oa” trong “thanh oa” là tô tem của vùng Đông Bắc Cao Mật
chúng ta. Trong những bức bình phong, những tranh vẽ của chúng ta
đều thể hiện sự sùng bái đối với ếch.
Cô: Có lẽ nào cháu không biết là ta sợ ếch sao?
Khoa Đẩu: Đúng là trong vở kịch này cháu định phân tích những
nguyên nhân làm cho cô sợ ếch. Nếu cô đọc hết kịch bản của cháu,
tâm tình được giải thoát, có thể cô sẽ không còn sợ ếch nữa.
Cô: (Đưa tay ra) - Thế thì cháu hãy đưa kịch bản cho ta.
[Khoa Đẩu cung kính đưa kịch bản cho Cô]