Lúc đó cô đã vỗ ngực hứa với bà rằng, “Đừng lo, bà còn có chúng con
mà.”
Khi ấy, cô không mảy may suy nghĩ rằng sẽ có một ngày bà ngoại có
đi nổi hay không, giờ thì cô đã hiểu, người lớn tuổi mỗi ngày đều sợ
chuyện họ lo lắng sẽ xảy ra.
Thời tiểu học, phần lớn thời gian Triệu Thuỷ Quang ở cùng với bà
ngoại, mỗi ngày tan học bà đều đứng chờ đón cô ở trước cổng trường, cô
còn vòi vĩnh muốn ăn kem que, nhưng bà ngoại lúc nào cũng kêu bẩn lắm,
không cho ăn, cô thì giận lẫy, tuy bà cũng nổi giận, nhưng cũng có mấy lần
nhõng nhẽo thành công đấy.
Triệu Thuỷ Quang nhìn khuôn mặt khắc khổ hằn lên những vết nhăn,
làn da khô ráp của bà, bỗng có cảm giác chua xót không nói nên lời, cô vẫn
nhớ như in hình ảnh bà chắp tay sau lưng đánh bài điêu luyện, rồi những
câu chuyện bà đã từng kể cho cô nghe lúc cô còn nhỏ, hay những lúc tan
trường bà dịu dàng nắm lấy bàn tay nhỏ bé của cô, cô không thể nào tưởng
tượng rồi sẽ có một ngày như hôm nay.
Triệu Thuỷ Quang nắm lấy bàn tay gầy guộc đầy nếp nhăn của bà,
nước mắt chực trào tuôn rơi, đột nhiên tự trách bản thân sao quá vô tâm,
hận chính mình đã biết bao lâu rồi không nắm tay dắt bà đi dạo.
Bà đã hơn bảy mươi tuổi, tuổi già sức yếu không thể đi đây đi đó, bà
thường cười nói, “Đã mười năm rồi, bà cũng không còn nhớ đầu phố trông
như thế nào.” Nhớ đến những lời này, mắt cô cay cay lòng chua xót không
thôi.
Mọi người hay nói rằng, “Người cao tuổi thường bị con cái lãng quên,
và khi họ mất đi rồi mới biết trân trọng.”
Chỉ đến khi điều đó xảy ra, người ta mới cảm thấy hối tiếc biết bao,
nhưng thời gian không thể quay ngược lại, mọi thứ đã không còn thay đổi