EMILY TRÊN DẢI CẦU VỒNG - Trang 114

“Học hành! Học hành đâu đồng nghĩa với việc bị nhồi sọ bằng môn

đại số và thứ tiếng Latin hạng hai. Ông cụ Carpenter có thể dạy cháu nhiều
hơn và bổ ích hơn hết thảy những tay mơ, cả nam lẫn nữ, ở trường trung
học Shrewsbury.”

“Ở đây, cháu không thể tiếp tục đến trường được nữa,” Emily phản

đối. “Cháu sẽ cô đơn lắm. Tất cả học sinh tầm tuổi cháu nếu không tới
Queen hay Shrewsbury thì cũng sẽ ở nhà. Cháu không hiểu nổi chú, Dean
ạ. Cháu cứ tưởng chú sẽ lấy làm mừng vì các bác ấy cho phép cháu đến
Shrewsbury chứ.”

“Ta mừng chứ… vì điều đó mang lại niềm vui cho cháu. Chỉ có

điều…những tri thức mà ta mong muốn cháu tiếp tục thu được sẽ chẳng hề
được dạy trong các trường trung học, và cũng chẳng thể đo lường được
bằng các bài thi cuối kỳ. Cho dù cháu có thu hoạch được bất kỳ điều giá trị
nào ở bất kỳ trường học nào đi chăng nữa, thì đó cũng là nhờ cháu phải tự
mình tìm tòi. Đừng để người ta biến cháu trở nên khác với con người thật
của mình, thế thôi. Ta không nghĩ là họ sẽ làm được thế đâu.”

“Không, họ không làm thế được đâu ạ,” Emily quả quyết. “Cháu cũng

giống như con mèo trong truyện của Kipling ấy – cháu bước đi trong sự cô
đơn tự do, và vẫy cáo đuôi tự do mỗi khi đến nơi nào khiến cháu hài lòng.
Bởi vậy nên những người nhà Murray mới nhìn cháu bằng ánh mắt ngờ vực
như thế. Mọi người nghĩ là lẽ ra cháu lúc nào cũng nên có bầy đàn. Ôi chú
Dean, chú sẽ viết thư thường xuyên cho cháu chứ? Chẳng ai hiểu cháu
được như chú. Và cháu đã quen với sự hiện diện của chú quá rồi, đến nỗi
chẳng thể nào thiếu vắng chú được.”

Emily nói – và nghĩ trong lòng – về điều này một cách khá đơn giản,

nhưng khuân mặt xương xương của ông Dean đỏ bừng lên. Họ không chào
tạm biệt nhau – theo đúng như thỏa thuận bấy lâu giữa hai người. Ông
Dean vẫy tay chào cô.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.