ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 104

- Thí chủ viết vài chữ cho bần tăng xem.

Tôn Thất Dục đưa tay cầm bút, ngưng thần một lúc rồi viết xuống bốn

chữ “Ngũ Tuyệt thư sinh”. Chữ Ngũ được viết theo lối chữ Tiểu Triện đời
Hán, chữ Tuyệt với lối viết chân phương của chữ Khải trong “Lan Đình
Thiếp” của Vương Hy Chi, chữ Thư theo lối Hành thư của Lưu Bá Thăng
và chữ Sinh theo lối phóng túng của Thảo hành. Nét bút có khi rất khuôn
phép nhưng có khi lại tinh xảo và linh hoạt. Vô Danh thiền sư nhìn cách
cầm bút, phóng bút và nét bút của Tôn Thất Dục gật đầu nói:

- Rất đẹp! Tôn thí chủ đã kết hợp rất khéo léo các thủ thuật của nhiều

danh gia Trung Quốc để tạo ra nét bút riêng cho mình. Xét về kỹ thuật, sự
tinh vi cũng như mỹ thuật, thí chủ đã đạt đến trình độ của bậc danh gia.Tuy
nhiên trong nét bút còn thiếu cái thần. Tâm hồn của người viết chưa hiển lộ
trong nét họa.

- Thiền sư nhận xét thật chính xác. Tôi tự biết mình chưa thể hiện

được tinh thần của nét họa. Xin được nghe lời chỉ giáo.

- Về cái thần của nghệ thuật tự và họa, chúng ta có thể gom lại trong

một câu “Ý tại bút tiên”. Trước khi cầm bút, phóng bút, ý và thần phải
được chuẩn bị kỹ. Tâm và ý chưa chuẩn bị kỹ thì chưa thể phóng bút. Bởi
vì tinh thần của nét bút nằm ở trong lòng người, cho nên tinh thần của
người viết chưa an trú thì không thể truyền xuống tay để toát ra nét bút
được. Kỹ thuật là điều cần thiết nhưng khi đã thành thạo rồi xin hãy quên
nó đi. Làm được như thế nét bút sẽ không còn kiên cưỡng, gò bó nữa và cái
thần trong tâm người viết mới được chảy tự do truyền vào nét họa.

Tôn Thất Dục nghe lời cao luận liền giật mình, ông vội cúi đầu nói:

- Nghe được một lời thâm cao còn hơn tìm học mấy chục năm trời.

Thật là một bài học quí giá biết bao. Tôi như vừa nhìn thấy một chân trời
mới trong nghệ thuật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.