ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 20

Hai thầy trò Võ Trụ vừa thong thả cưỡi ngựa vừa ngắm cảnh quang

hai bên đường. Phủ Quy Nhơn mới qui về lãnh thổ của Đại Việt khoảng
hơn hai trăm năm. Các đời chúa Nguyễn đã không ngừng khuyến khích
những cuộc di dân vào đây nên chỉ trong thời gian ngắn, bộ mặt của vùng
đất này đã khôi phục được dáng vẻ phồn thịnh ngày xưa dưới thời của đế
chế Chiêm Thành. Trước thủ phủ đóng ở thành Đồ Bàn nhưng vào cuối
năm 1743, phủ Chúa lệnh cho dời phủ lỵ ra thôn Châu Thành (thuộc Phù
Cát bây giờ) nằm ở phía bắc thành Đồ Bàn, bên kia con sông Cầu Đài và
cho xây đắp thành lũy rất kiên cố. Vì phủ lỵ mới đang trong giai đoạn xây
dựng nên những phố xá chính phần lớn vẫn còn nằm trong khu thị trấn
quanh thành Đồ Bàn cũ.

Dọc theo con đường chính, phố xá san sát với những cửa hàng mua

bán của người Việt và người Minh Hương. Ngựa xe qua lại đông đúc, tấp
nập, thật là một thị trấn phồn vinh. Thời bấy giờ ở phủ Quy Nhơn ngựa
hoang nhiều vô kể, bởi vậy mọi sinh hoạt giao thông đều dùng ngựa làm
phương tiện chính. Đàn bà, phụ nữ khi đi chợ xa cũng dùng ngựa. Vì là
vùng đất mới, dân xiêu tán tứ phương đổ đến nên phụ nữ ở phủ Quy Nhơn,
đại đa số đều học múa roi đi quyền để phòng thân.

Thầy trò Võ Trụ dừng chân ở tiệm kim hoàn Hưng Phát trên lộ chính

ở thị trấn Phú Đa. Chủ nhân tiệm này là một người đàn ông tuổi chừng bốn
mươi. Thấy có khách lạ ông ta vui vẻ chào hỏi:

- Hai vị chắc không phải người quanh đây? Chúng tôi có thể giúp

được gì cho quí khách chăng?

Võ Trụ lấy ra mười viên vàng nhỏ đưa cho ông chủ.

- Tôi có mấy đỉnh vàng nhỏ của ông bà để lại, vì có việc cần nên phải

đem đi bán. Của gia bảo nay phải đem ra chợ, thật đáng tiếc.

Ông chủ tiệm cầm lấy số vàng săm soi rồi nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.